Tết Nguyên đán 2024 người lao động có thể được nhận những khoản tiền nào?
Tết Nguyên đán 2024 người lao động có thể được nhận những khoản tiền nào?
(1) Tiền thưởng Tết
Tiền thưởng Tết là một trong những khoản tiền người lao động được nhận dịp Tết Nguyên đán 2024 tại hầu hết các doanh nghiệp.
Mặc dù pháp luật hiện nay không có quy định công ty phải bắt buộc thưởng Tết cho người lao động.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có thể được doanh nghiệp thưởng tết khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;
- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.
Và mức thưởng cho người lao động sẽ do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thưởng tết phù hợp cho người lao động.
(2) Lương tháng 13
Theo quy định của pháp luật thì khái niệm lương tháng thứ 13 chưa được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản pháp quy nào. Tuy nhiên nó vẫn được người lao động coi như một khoản tiền thưởng của công ty theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.
Pháp luật hiện nay không có quy định nào đặt ra người lao động phải làm việc đủ một năm mới được nhận lương tháng 13. Mỗi doanh nghiệp sẽ đặt ra những điều kiện hưởng riêng cũng như công thức riêng để tính lương tháng 13 cho người lao động.
Tuy nhiên, thông thường để có tháng lương thứ 13, người lao động cần đáp ứng đủ 03 điều kiện sau đây:
- Có hợp đồng lao động bằng văn bản xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;
- Có thời gian làm việc liên tục từ 01 tháng trở lên tính đến thời điểm tính lương tháng 13;
- Vẫn còn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp đến thời điểm tính lương tháng thứ 13.
Khi đó, công thức tính tháng 13 sẽ tính theo số tháng làm việc của người lao động.
Khi đó, công thức tính tháng 13 sẽ tính theo số tháng làm việc của người lao động được tính như sau:
- Với người làm từ đủ 12 tháng trở lên:
Mức lương tháng 13 = Bình quân tiền lương của 12 tháng trong năm.
- Với người làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = (Số tháng người lao động làm việc trong năm/12) x Bình quân tiền lương hàng tháng tính theo thời gian người lao động làm việc.
Lưu ý: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có thể gộp lương tháng 13 và thưởng tết vào chung 1 khoản, tuy nhiên việc quyết định lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau hay không cũng như cách tính khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của từng công ty.
(3) Tiền hỗ trợ từ công đoàn
Hà Nội hỗ trợ 01 triệu đồng tiền mặt
Theo Kế hoạch 05/KH-LĐLĐ năm 2023 ngày 20/11/2023 của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn sẽ được hỗ trợ từ 01 triệu đồng/người nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đối tượng được nhận hỗ trợ bao gồm:
Đoàn viên, người lao động tại các Công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn lao động Thành phố.
Công đoàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố chưa thành lập tổ chức Công đoàn, nhưng đã thực hiện trích nộp kinh phí Công đoàn.
Tiêu chuẩn, điều kiện nhận hỗ trợ:
Đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bản thân hoặc người thân (Vợ, chồng, con) bị bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn, Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp;
Đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, bị hoãn hợp đồng lao động, thu nhập giảm sút;
Đoàn viên, người lao động ở doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh bị nợ lương, không có tiền thưởng Tết.
Liên đoàn lao động Thành phố dự kiến hỗ trợ cho 20.000 người. Trong đó:
Công đoàn cấp trên trực tiếp chuyển khoản 01 triệu đồng/người cho cho 15.000 người.
Lãnh đạo Trung ương, Thành phố và Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội trực tiếp thăm, chúc Tết, tặng quà cho 5.000 người với mỗi phần quà gồm: 01 triệu đồng (chuyển khoản hoặc tiền mặt) và 01 túi quà trị giá 350.000 đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ người lao động được chi chăm lo với mức chi bằng ½ mức chi chăm lo cho đoàn viên công đoàn.
Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch 48/KH-LĐLĐ năm 2023 nhằm tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Giáp Thìn 2024 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, các đối tượng được chăm lo Tết Giáp Thìn 2024 bao gồm:
- Đối tượng chăm lo: Cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể:
- Đoàn viên công đoàn, người lao động bị tai nạn lao động.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động hoặc cha/mẹ/vợ/chồng/con (cha mẹ ruột và cha mẹ vợ/chồng) mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo đang nằm viện điều trị hoặc đang điều trị ngoại trú tại nhà.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, doanh nghiệp di dời đi nơi khác, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc không được doanh nghiệp thưởng Tết (tính từ ngày 01/10/2023 đến thời điểm chăm lo Tết);
- Lao động nữ đang mang thai, đoàn viên công đoàn nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (tính từ ngày 01/10/2023 đến thời điểm chăm lo Tết).
Lưu ý: đối với các đơn vị có nguồn vận động xã hội hóa, có thể chủ động chi cao hơn, phần chi cao hơn có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Tết Nguyên đán 2024 người lao động có thể được nhận những khoản tiền nào?
Người sử dụng lao động có căn cứ vào năng suất lao động để trả lương cho người lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Theo đó, năng suất lao động là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động trả lương cho người lao động.
Người sử dụng lao động cần đảm bảo nguyên tắc trả lương thế nào cho người lao động?
Căn cứ tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc người sử dụng lao động cần đảm bảo nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:
- Phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?