Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động có được thưởng không?

Cho tôi hỏi Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động có được thưởng không? Câu hỏi của chị Y.N (Lâm Đồng)

Tết là gì?

Tết không có định nghĩa cụ thể, nhưng trong tâm trí mỗi người Việt đều là những buổi sum họp gia đình, cả nhà quây quần tụ họp trong những thời khắc đầu tiên của năm mới.

Với mỗi gia đình, dù là thế hệ trẻ hay thế hệ đi trước, dù có lựa chọn những cách đón Tết, ăn Tết khác nhau nhưng vẫn luôn giữ chung một giá trị đó là hướng về truyền thống.

Mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.

Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới an vui.

Tết, là sự khởi đầu. Trở về với Tết, cũng là trở về với sự khởi đầu. Đó là ý nghĩa lớn nhất của Tết, mà mỗi lần xuân về, người Việt lại cùng nhau hướng tới.

Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo

Ý nghĩa của Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động có được thưởng không?

Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động có được thưởng không? (Hình từ Internet)

Tết Nguyên đán, người lao động có được thưởng không?

Pháp luật hiện nay không có quy định công ty phải bắt buộc thưởng tết cho người lao động.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo đó, người lao động có thể được doanh nghiệp thưởng tết khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;

- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.

Và mức thưởng cho người lao động sẽ do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thưởng tết phù hợp cho người lao động.

Công ty bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo quy định trên nếu bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 10 - 20 triệu đồng

Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gắp đôi mức xử phạt của cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Như vậy, công ty ép người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 20 - 40 triệu đồng

Tuy nhiên theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối. Trường hợp này người sử dụng lao động sẽ không được xem là vi phạm và sẽ không bị xử lý theo quy định như trên.

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty ép buộc người lao động làm việc trong Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định có được không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có quyền quyết định số ngày nghỉ Tết Nguyên đán của người lao động không?
Lao động tiền lương
Tết Nguyên đán người lao động chơi bầu cua trong công ty thì có bị trừ lương không?
Lao động tiền lương
Nguồn gốc của Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động nào sẽ được thưởng?
Lao động tiền lương
Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động có được thưởng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tết nguyên đán
639 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào