Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ? Ai được hưởng lương cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Quân đội ta là quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”. Qua nhiều thời kỳ, tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam từng giai đoạn được thay đổi như sau:
1. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Đây là tên gọi của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh, được thành lập vào ngày 22/12/1944 (cũng là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay).
Là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và cũng là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Việt Nam Giải phóng quân
Là tên gọi thứ hai của QĐND Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 11/1945, được thành lập ngày 15/5/1945 tại Định Biên Thượng (Chợ Chu, Thái Nguyên), thống nhất từ các đơn vị như Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân cùng các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước.
3. Vệ quốc đoàn
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì vào tháng 11/1945 Việt Nam giải phóng quân cũng được đổi tên thành Vệ quốc đoàn hay còn gọi là Vệ quốc quân.
4. Quân đội Quốc gia Việt Nam
Ngày 22-5-1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch HCM, Vệ quốc đoàn được đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
5. Quân đội nhân dân Việt Nam
Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành QĐND Việt Nam.
Tên gọi "Quân đội nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".
Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ? Ai được hưởng lương cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Ai được hưởng lương cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Tiền lương của các đối tượng trong Quân đội nhân dân được xác định dựa trên công thức sau:
Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
(Căn cứ theo Điều 3 Thông 07/2024/TT-BNV)
Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, từ 1/7/2024 bảng lương của các đối tượng trong Quân đội nhân dân sẽ tính theo mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng.
Bảng lương mới theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1/7/2024 như sau:
Theo đó, sĩ quan có cấp bậc quân hàm Đại tướng sẽ có mức lương cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chi tiết bảng lương mới từ 1/7/2024 của CBCCVC và LLVT đầy đủ nhất: Tại đây
Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam biểu trưng cho điều gì?
Tại Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.
4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Theo đó, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 12 12 là ngày gì? Người lao động có được về sớm vào ngày này không?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Đã chính thức tăng lương hưu cho người có mức lương hưu dưới 3500000 sau khi đã điều chỉnh tăng 15% với mấy mức?