Tăng lương tối thiểu liên tiếp 2 lần cho người lao động ở vùng nào từ 01/7/2024?
Tăng lương tối thiểu liên tiếp 2 lần cho người lao động ở vùng nào từ 01/7/2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ 1/7/2024) quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Mức 4.960.000 đồng/tháng và 23.800 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 1.
- Mức 4.410.000 đồng/tháng và 21.200 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 2.
- Mức 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 3.
- Mức 3.450.000 đồng/tháng và 16.600 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 4.
Theo đó, mức lương tối thiểu tháng của các vùng từ 01/7/2024 tăng lên 280.000 đồng/tháng đối với vùng 1; 250.000 đồng/tháng đối với vùng 2; 220.000 đồng/tháng đối với vùng 3 và 200.000 đồng/tháng đối với vùng 4, tức tăng lên 6% so với mức lương tối thiểu cũ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP đang có hiệu lực quy định danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4, có một số địa bàn đã được chuyển vùng, từ đó dẫn đến người lao động ở những vùng này sẽ được tăng lương 2 lần liên tiếp, 1 lần chuyển vùng và 1 lần tăng 6% theo mức lương tối thiểu chung.
Tăng đến khoảng 20% cho một số lao động tại tại các địa bàn được điều chỉnh từ nơi có mức lương tối thiểu vùng thấp sang nơi có mức lương tối thiểu vùng cao hơn. Cụ thể:
- Chuyển từ vùng 2 lên vùng 1 với các địa phương gồm: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương; Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.
Trong đó, mức cũ là 4.160.000 đồng/tháng và mức mới là 4.960.000 đồng/tháng, tương đương 19,2%.
- Chuyển từ vùng 3 lên vùng 2 với các địa phương: TP. Thái Bình - tỉnh Thái Bình; TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa; Thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa; TP. Sóc Trăng - tỉnh Sóc Trăng, các thị xã Thuận Thành, Quế Võ, thị xã Việt Yên, Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành thuộc tỉnh Hải Dương; Thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh
Trong đó, mức cũ là 3.640.000 đồng/tháng và mức mới là 4.410.000 đồng/tháng, tương đương 21,1%.
- Chuyển từ vùng 4 lên vùng 3 với các địa phương: Các huyện Đông Sơn, Quảng Xương, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; Huyện Thái Thụy, Tiền Hải - tỉnh Thái Bình; huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận, Các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương.
Trong đó, mức cũ là 3.250.000 đồng/tháng và mức mới là 3.860.000 đồng/tháng, tương đương 18,7%.
Tăng lương tối thiểu liên tiếp 2 lần cho người lao động ở vùng nào từ 01/7/2024?
Mức lương tối thiểu vùng khi xây dựng thang bảng lương được quy định thế nào?
Thang bảng lương là cơ sở để công ty thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Ngoài ra, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của công ty.
Như vậy, khi xây dựng thang bảng lương, công ty phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.
Hội đồng tiền lương quốc gia thực hiện chức năng gì?
Căn cứ Điều 49 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Lao động để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về:
1. Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
2. Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Như vậy, Hội đồng tiền lương quốc gia được thành lập để thực hiện chức năng sau đây:
- Tư vấn mức lương tối thiểu xác lập theo vùng.
- Tư vấn chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?