Tăng lương cơ sở thì tiền trợ cấp lần đầu khi công chức nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có gì thay đổi?
- Công chức công tác tại đâu thì được xem là công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
- Tăng lương cơ sở thì tiền trợ cấp lần đầu khi công chức nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có gì thay đổi?
- Kinh phí thực hiện cho việc trợ cấp lần đầu khi công chức nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là từ đâu?
Công chức công tác tại đâu thì được xem là công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
...
2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó công chức công tác ở vùng sau được xem là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn:
- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng lương cơ sở thì tiền trợ cấp lần đầu khi công chức nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có gì thay đổi? (Hình từ Internet)
Tăng lương cơ sở thì tiền trợ cấp lần đầu khi công chức nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có gì thay đổi?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
a) Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
b) Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
3. Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Theo đó công chức công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
- Trợ cấp lần đầu: 14.900.000 đồng
- Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
+ Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số km đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
+ Trợ cấp cho hộ gia đình: 17.880.000 đồng
Kể từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu/tháng theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 thì công chức công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
- Trợ cấp lần đầu: 18.000.000 đồng (tăng 3.100.000 đồng).
- Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
+Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số km đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
+ Trợ cấp cho hộ gia đình: 21.600.000 đồng (tăng 3.720.000 đồng).
Kinh phí thực hiện cho việc trợ cấp lần đầu khi công chức nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là từ đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau;
Nguồn kinh phí thực hiện và trách nhiệm chi trả
1. Nguồn kinh phí:
a) Đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thì nguồn kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp (nếu có).
Theo đó kinh phí thực hiện cho việc trợ cấp lần đầu khi công chức nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được trích từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?