Tại phiên họp hòa giải các bên không thỏa thuận được hòa giải viên lao động phải làm thế nào?

Hòa giải viên lao động phải làm thế nào khi tại phiên họp hòa giải các bên không thỏa thuận được?

Tại phiên họp hòa giải các bên không thỏa thuận được hòa giải viên lao động phải làm thế nào?

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
...
4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó tại phiên họp hòa giải các bên không thỏa thuận được các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Tại phiên họp hòa giải các bên không thỏa thuận được hòa giải viên lao động phải làm thế nào?

Tại phiên họp hòa giải các bên không thỏa thuận được hòa giải viên lao động phải làm thế nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền miễn nhiệm hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh?

Theo Điều 97 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Quản lý hòa giải viên lao động
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về hòa giải viên lao động;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về hòa giải lao động;
c) Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với hòa giải viên lao động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và quản lý hoạt động của hòa giải viên lao động trên địa bàn cấp tỉnh.
Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều doanh nghiệp, lao động, phát sinh nhiều tranh chấp lao động có thể xem xét, bổ nhiệm một số hòa giải viên lao động chuyên trách thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Hòa giải viên lao động chuyên trách có nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động và giúp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý công tác hòa giải lao động trên địa bàn. Tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm, nhiệm vụ của hòa giải viên lao động chuyên trách thực hiện theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
b) Ban hành quy chế quản lý hòa giải viên lao động, phân cấp quản lý hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động theo quy định.
...

Theo đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền miễn nhiệm hòa giải viên lao động trên địa bàn cấp tỉnh.

Hòa giải viên lao động được hưởng những chế độ nào?

Theo Điều 96 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
c) Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
đ) Được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
e) Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó hòa giải viên lao động được hưởng những chế độ sau:

- Hưởng tiền bồi dưỡng.

- Được tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện nhiệm vụ.

- Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.

- Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức.

- Được khen thưởng theo quy định về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Hòa giải viên lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động có được bổ nhiệm bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
Lao động tiền lương
Tại phiên họp hòa giải các bên không thỏa thuận được hòa giải viên lao động phải làm thế nào?
Lao động tiền lương
Mức tiền bồi dưỡng của hòa giải viên lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý hòa giải viên lao động?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào bổ nhiệm?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cần có trình độ ra sao?
Lao động tiền lương
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp lao động cá nhân quá 6 tháng trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động có yêu cầu điều kiện về sức khỏe hay không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề nào không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự có đương nhiên bị miễn nhiệm hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hòa giải viên lao động
107 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào