Tài liệu cán bộ công chức được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?
Thời hạn bảo quản tài liệu cán bộ công chức là bao lâu theo Thông tư 10?
Thời hạn bảo quản tài liệu cán bộ công chức được quy định tại Phần 3.2 Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV, cụ thể như sau:
Tên nhóm tài liệu | Thời hạn bảo quản |
Hồ sơ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức | Vĩnh viễn |
Hồ sơ xây dựng, ban hành Đề án vị trí việc làm | Vĩnh viễn |
Hồ sơ về xây dựng, giao, điều chỉnh, thực hiện chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức | Vĩnh viễn |
Báo cáo thống kê về cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ về quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức | - |
- Phiếu tín nhiệm quy hoạch | 05 năm |
- Các thành phần tài liệu khác | 10 năm |
Hồ sơ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức | |
- Phiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại | 10 năm |
- Các thành phần tài liệu khác | 20 năm |
Hồ sơ về việc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, biệt phái, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động | 20 năm |
Hồ sơ về việc cho thôi việc, chuyển công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động | 20 năm |
Hồ sơ về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giáng chức, từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch của cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ giải quyết các chế độ, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động | 70 năm |
Hồ sơ về tuyển dụng; thi nâng ngạch, thăng hạng, chuyển ngạch hằng năm; thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý của công chức, viên chức | - |
- Hồ sơ dự thi, bài thi | 05 năm |
- Các tài liệu khác | 10 năm |
Hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ở nước ngoài | 10 năm |
Hồ sơ quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng | 05 năm |
Hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Ban, tổ, hội đồng do cơ quan, tổ chức khác thành lập | 05 năm |
Hồ sơ trả lời về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động | 10 năm |
Hồ sơ về công tác bảo vệ chính trị nội bộ | 20 năm |
Hồ sơ hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ | 10 năm |
Công văn trao đổi về công tác cán bộ | 05 năm |
Tài liệu cán bộ công chức được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?
Cán bộ, công chức phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác với những ngành nghề nào?
Tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định cụ thể danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực tại chính quyền địa phương.
2. Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ công chức được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 134/2021/NĐ-CP), có thể kể đến như:
Xem chi tiết Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ công chức: Tại đây
Cán bộ công chức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác thông qua phương thức nào?
Tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cán bộ công chức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác thông qua 02 phương thức sau:
- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
- Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/17-04/hanh-phuc-403.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Diễn văn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam như thế nào? Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- Ngày 27 2 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
- Chốt lộ trình chuyển giao 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước khi bỏ mức lương cơ sở ra sao?
- Ấn định 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang bãi bỏ mức lương cơ sở sau năm 2026 thì chế độ nâng bậc lương thường xuyên thế nào?
- Nghị định 178: CBCCVC tăng cường đi công tác ở cấp tỉnh, cấp huyện thì sẽ được hưởng những chính sách nào?