Sửa Nghị định 178: Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với viên chức và người lao động trong ĐVSNCL khi sắp xếp tổ chức bộ máy được lấy từ đâu?
- Sửa Nghị định 178: Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với viên chức và người lao động trong ĐVSNCL khi sắp xếp tổ chức bộ máy được lấy từ đâu?
- Ai có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CBCCVC có trách nhiệm gì trong thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
Sửa Nghị định 178: Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với viên chức và người lao động trong ĐVSNCL khi sắp xếp tổ chức bộ máy được lấy từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP:
Nguồn kinh phí
...
2. Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp bổ sung
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy, nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập khi sắp xếp tổ chức bộ máy được lấy từ:
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ: Từ các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ: Do ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Do ngân sách nhà nước cấp.
Sửa đổi Nghị định 178: Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với viên chức và người lao động trong ĐVSNCL khi sắp xếp tổ chức bộ máy được lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 178/2024/NĐ-CP:
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội tính toán khoản kinh phí ngân sách nhà nước phải bảo đảm tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này.
Theo đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 .
Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CBCCVC có trách nhiệm gì trong thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
Theo Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
1. Triển khai thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định này.
2. Căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và các tiêu chí đánh giá cụ thể theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện rà soát tổng thể chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý và xem xét đơn tự nguyện xin nghỉ việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
3. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kịp thời thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CBCCVC có trách nhiệm:
- Triển khai thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
- Căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá CBCCVC và NLĐ và các tiêu chí đánh giá cụ thể theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện rà soát tổng thể chất lượng CBCCVC và NLĐ thuộc phạm vi quản lý và xem xét đơn tự nguyện xin nghỉ việc của CBCCVC và NLĐ; xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kịp thời thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho CBCCVC theo đúng quy định của pháp luật.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 76: Giữ nguyên chính sách tiền lương của cán bộ công chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp, cụ thể thế nào?