Sửa đổi nội quy lao động có cần hỏi ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?

Có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi sửa đổi nội quy lao động không? Trong trường hợp bắt buộc nhưng người sử dụng lao động không thực hiện thì có bị xử phạt? Câu hỏi của chị Uyên (Hà Nội).

Khi sửa đổi nội quy lao động có bắt buộc phải hỏi ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?

Căn cứ Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, trong trường hợp ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Sửa đổi nội quy lao động có cần hỏi ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?

Sửa đổi nội quy lao động có cần hỏi ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không? (Hình từ Internet)

Sửa đổi nội quy lao động nhưng không hỏi ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có bị xử phạt không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
d) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;
e) Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
g) Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
...

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định khi người sử dụng lao động ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động nhưng không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng (cá nhân) và từ 10 - 20 triệu đồng (tổ chức).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi sửa đổi nội quy lao động nhưng không hỏi ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?

Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
...

Đối với hành vi sửa đổi nội quy lao động nhưng không hỏi ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện và mức xử phạt đối với hành vi này nhỏ hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND cấp huyện được phép.

Theo đó, trong trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt đối với người sử dụng lao động khi có hành vi sửa đổi nội quy lao động nhưng không hỏi ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Nội quy lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp nào phải đăng ký nội quy lao động?
Lao động tiền lương
Việc ban hành nội quy lao động khác nhau thế nào giữa công ty sử dụng nhiều và sử dụng ít nhân sự?
Lao động tiền lương
Ngoài những nội dung bắt buộc phải có trong nội quy lao động, công ty có được quy định thêm các nội dung khác không?
Lao động tiền lương
Người được nội quy lao động chỉ định thì có quyền sa thải người lao động không?
Lao động tiền lương
Có quy định mức phạt đối với doanh nghiệp không đăng ký nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động có bắt buộc có văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Lao động tiền lương
Thông báo nội quy lao động sau khi ban hành cho những người lao động nào?
Lao động tiền lương
Mẫu nội quy lao động cho công ty thương mại hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Sau khi ban hành nội quy lao động cần phải làm gì?
Lao động tiền lương
Nội quy lao động có đương nhiên phát sinh hiệu lực ngay sau khi ban hành hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nội quy lao động
560 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nội quy lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào