Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động chi tiết nhất hiện nay là mẫu nào?

Quy định về mẫu bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động mới nhất, chi tiết nhất là mẫu nào?

Mẫu Bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động chi tiết nhất hiện nay là mẫu nào?

Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có quy định về mẫu bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động, tuy nhiên công ty có thể tự soạn thảo cho phù hợp với yêu cầu công việc và đảm bảo về mặt nội dung và hình thức đáp ứng căn cứ theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Mỗi tổ chức, cơ quan đều ban hành và đăng ký nội quy lao động. Nội quy lao động đặt ra yêu cầu người lao động phải tuân thủ, nhằm đảm bảo trật tự lao động và nguyên tắc lao động. Người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Người lao động phải viết bản tường trình khi có hành vi vi phạm nội quy lao động của công ty và bị xử lý kỷ luật. Trong bản tường trình, người lao động cần nêu rõ thông tin cá nhân của mình, thời gian diễn ra sự việc, trình tự, diễn biến và nguyên nhân của sự việc...và cam kết về việc thực hiện nội quy lao động và chấp nhận hình thức kỷ luật. Thủ trưởng đơn vị sau khi xem xét bản tường trình sẽ có hình thức xử lý cụ thể.

Một số trường hợp vi phạm nội quy lao động, người lao động phải làm bản tường trình bao gồm:

- Vi phạm nội quy về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Vi phạm nội quy về trật tự tại nơi làm việc;

- Vi phạm nội quy về quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Vi phạm nội quy về việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động khác.

Có thể tham khảo Mẫu Bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động nhất hiện nay cụ thể dưới đây:

>> TẢI VỀ: Mẫu Bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động chi tiết nhất hiện nay.

Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động chi tiết nhất hiện nay là mẫu nào?

Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động chi tiết nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Người lao động vi phạm nội quy công ty thì công ty có được yêu cầu phạt tiền không?

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Người lao động vi phạm nội quy công ty nên có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật lao động.

Tuy nhiên, hành vi phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động. Theo đó, công ty sẽ không được phép yêu cầu người lao động nộp tiền để thay thế cho việc xử lý kỷ luật khi vi phạm nội quy công ty.

Công ty yêu cầu phạt tiền khi người lao động vi phạm nội quy bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định sau đây:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi có hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Lưu ý: Công ty là tổ chức nên căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt với tổ chức sẽ gấp đôi so với mức phạt với cá nhân.

Như vậy, căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật.

Ngoài ra, công ty còn phải buộc trả lại khoản tiền đã thu cho người lao động theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Nội quy lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chỗ làm 15 người thì có cần đăng ký nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy của người lao động chi tiết nhất hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Cơ quan chuyên môn về lao động cấp huyện có quyền thực hiện đăng ký nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động có cần văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty có 3 chi nhánh thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký về cơ quan ở chỗ nào?
Lao động tiền lương
Quy định mới nhất về công ty có bắt buộc có nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm đối với nội quy, công việc 2025 dành cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu thông báo cấm người lao động sử dụng điện thoại trong giờ làm việc? Trừ lương người lao động sử dụng điện thoại được không?
Lao động tiền lương
Nhiều chi nhánh ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến đâu?
Lao động tiền lương
Hộ kinh doanh có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nội quy lao động
24 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào