Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình mà không thông báo UBND xã bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có phải thông báo UBND xã không?
- Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình mà không thông báo UBND xã bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người lao động là giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì?
- Người sử dụng lao động được quyền giữ giấy tờ tùy thân của người lao động là giúp việc gia đình không?
Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có phải thông báo UBND xã không?
Căn cứ theo Điều 90 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
1. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 163, 164 và 165 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) việc sử dụng lao động, chấm dứt sử dụng lao động tương ứng theo Mẫu số 02/PLV, Mẫu số 03/PLV Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thông báo cho UBND cấp xã khi sử dụng lao động hoặc chấm dứt sử dụng lao động là người giúp việc theo Mẫu số 02/PLV và Mẫu số 03/PLV trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
>> Tải Mẫu số 02/PLV (sử dụng): Tải về
>> Tải Mẫu số 03/PLV (chấm dứt): Tải về
Như vậy, khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình, người sử dụng lao động phải thông báo UBND xã trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động theo Mẫu 02/PLV.
Trường hợp người sử dụng lao động không thông báo UBND xã khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình mà không thông báo UBND xã bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình mà không thông báo UBND xã bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
b) Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng lại tiếp tục vi phạm.
...
Dựa theo quy định trên, người sử dụng lao động có hành vi không thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ tăng gấp 02, tức từ 2 - 6 triệu đồng. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Người lao động là giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Như vậy, người lao động là giúp việc gia đình có những nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
- Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
- Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
- Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Người sử dụng lao động được quyền giữ giấy tờ tùy thân của người lao động là giúp việc gia đình không?
Căn cứ theo Điều 165 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Dựa theo quy định trên, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy thân của người lao động là giúp việc gia đình.
Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động là giúp việc gia đình thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và buộc phải trả lại giấy tờ tùy thân cho người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?