Soạn hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài được không?
Soạn hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài được không?
Tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Theo quy định trên, hợp đồng lao động được giao kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Điều này có nghĩa là hai bên có thể tự do thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng, miễn là không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Do đó, việc soạn hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài là có thể chấp nhận được, đặc biệt trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 vẫn khuyến khích việc chọn ngôn ngữ tiếng Việt, tuy nhiên cũng không cấm việc sử dụng tiếng nước ngoài trong giao kết hợp đồng lao động.
Để đảm bảo rằng không có hiểu lầm hoặc tranh chấp phát sinh từ ngôn ngữ, nên có một bản dịch tiếng Việt đính kèm hoặc một hợp đồng song ngữ. Trong trường hợp có tranh chấp, ngôn ngữ được ưu tiên áp dụng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Soạn hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài được không? (Hình từ Internet)
Nội dung hợp đồng lao động gồm những gì?
Nội dung hợp đồng lao động gồm hai nhóm nội dung chính: Nội dung bắt buộc phải có và nội dung khác do các bên thỏa thuận.
(1) Nội dung bắt buộc phải có:
Các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động được ghi nhận tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 gồm:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
(2) Nội dung khác:
Ngoài các nội dung nên trên, các bên có thể thỏa thuận thêm nhiều vấn đề khác, miễn sao không vi phạm điều cấm của luật.
Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?
Tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Theo đó, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:
- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Công bố mức tăng lương hưu mới cho người lao động có mức lương hưu thấp vào thời điểm tháng 7/2025 đúng không?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?