Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2023 với tiêu chuẩn như thế nào?
- Đối tượng tham gia dự tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội gồm những ai?
- Tiêu chuẩn và điều kiện thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thế nào?
- Hồ sơ đăng ký dự tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thế nào?
- Nội dung và hình thức thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thế nào?
Đối tượng tham gia dự tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội gồm những ai?
Căn cứ Thông báo số 216/TB-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về việc thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội có quy định như sau:
1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển.
a) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển bắt buộc.
Công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm được Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội phê duyệt là nguồn quy hoạch của chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn thì phải tham gia đăng ký dự tuyển. Nếu không đăng ký tham gia dự tuyển thì hàng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội xem xét, đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Đối tượng quy định nêu trên được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển trong các trường hợp sau:
– Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận;
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
– Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.
Trường hợp đối tượng bắt buộc đăng ký nêu trên vì yêu cầu công tác, lý do đặc biệt mà không thể tham gia dự thi, cá nhân có đơn đề nghị không tham gia dự tuyển trình Đảng ủy và Tập thể lãnh đạo Sở xem xét, quyết định (trường hợp này không phải đưa ra khỏi quy hoạch nếu được chấp thuận).
b) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển tự nguyện.
– Công chức, viên chức đang công tác tại Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (trừ trường hợp là đối tượng dự tuyển bắt buộc), nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo yêu cầu chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển (Quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng thuộc Sở và tương đương) thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu có nhu cầu;
– Cán bộ, công chức, viên chức không công tác tại Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch của chức danh tương đương với chức danh thi tuyển, đang công tác trong cùng khối Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã; Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố được quyền đăng ký tham gia dự tuyển nếu được cấp có thẩm quyền quản lý nơi đang công tác đồng ý cho phép tham gia dự tuyển.
c) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển quy định tại Điểm a và Điểm b nếu đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì được dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn không quá 2 cấp so với chức vụ hiện giữ
Ví dụ: Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục hoặc đơn vị sự nghiệp thuộc Sở có thể được dự tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp);
Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, khi dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về ngạch công chức hoặc thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực (nếu có) theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh thi tuyển.
2. Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển.
Trường hợp qua theo dõi phát hiện nhân tố mới hoặc do không bảo đảm nguyên tắc có số dư (khi thu nhận hồ sơ hoặc khi thẩm định hồ sơ), tập thể lãnh đạo Sở quyết định đề cử nhân sự cụ thể phù hợp và được Đảng ủy cơ quan Sở đồng ý bằng văn bản.
Nhân sự được đề cử tham gia dự tuyển phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn chức danh thi tuyển, không nhất thiết phải nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn và chỉ được dự tuyển đối với chức danh cao hơn liền kề so với chức danh hiện giữ.
Ví dụ: Trưởng phòng thuộc Chi cục và tương đương dự tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và tương đương dự tuyển chức danh Chi cục trưởng và tương đương), trường hợp không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì phải có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực tối thiểu 03 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Nhân sự được đề cử phải được cấp có thẩm quyền quản lý nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển nếu không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hà Nội.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2023
Tiêu chuẩn và điều kiện thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thế nào?
Căn cứ Thông báo số 216/TB-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về việc thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội có quy định người tham gia dự tuyển phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Tiêu chuẩn, điều kiện chung
Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chung theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2022/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND Thành phố.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể
- Là công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên, đáp ứng các quy định tại Bản mô tả và Khung năng lực của vị trí việc làm được bổ nhiệm;
- Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên 03 năm liên tục trước khi được đề nghị bổ nhiệm thông qua thi tuyển;
- Có trình độ Đại học trở lên các ngành: Phát triển nông thôn, Nông nghiệp, Luật, Quản lý kinh tế, Cơ khí nông nghiệp;
- Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương trở lên;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ: Trình độ tương đương bậc 2, khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT;
- Có chứng chỉ tin học: Trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT;
- Có kinh nghiệm công tác từ 10 năm trở lên làm quản lý nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực phát triển nông thôn.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thế nào?
Căn cứ Thông báo số 216/TB-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về việc thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội có quy định như sau:
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký dự tuyển: Tải đơn tại đây
- Sơ yếu lý lịch cá nhân tự khai theo mẫu 2C/TW98, được cơ quan nơi người tham gia dự tuyển đang công tác xác nhận tại thời điểm đăng ký dự tuyển.
- Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi người tham gia dự tuyển đang công tác. Trường hợp người tham gia dự tuyển (đăng ký tham gia dự tuyển hoặc được đề cử tham gia dự tuyển) từ nơi khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nơi người tham gia dự tuyển đang công tác đồng ý cho người đó tham gia dự tuyển.
- Bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của người tham gia dự tuyển và gia đình.
- Văn bản xác nhận quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bản sao các quyết đinh tuyển dụng, Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức, quyết định lương gần nhất.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh tuyển chọn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Đảng hoặc của pháp luật.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký dự tuyển.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Thời gian nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ ngày 06/9/2023 đến 17h00’ ngày 26/9/2023;
Địa điểm: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Nông nghiệp & PTNT;
Nội dung và hình thức thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thế nào?
Căn cứ Thông báo số 216/TB-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về việc thi tuyển chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội có quy định như sau:
1. Tổ chức thi viết:
– Nội dung thi viết: kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực thi tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh dự tuyển và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định;
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định chọn đề thi viết trong các đề thi do Ban ra đề thi chuẩn bị, bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tối mật trong suốt quá trình xây dựng ngân hàng đề thi cho đến khi công bố đề thi viết được chọn;
– Phương thức thi: Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chỉ đạo Ban coi thi tổ chức thi viết theo quy định. Thời gian thi viết là 180 phút. Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100;
– Người dự tuyển phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án;
– Người dự tuyển được quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả chấm thi.
2. Tổ chức thi trình bày Đề án:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả thi viết hoặc phúc khảo, người dự tuyển đạt kết quả thi viết (50 điểm trở lên) phải nộp Đề án để Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức thi trình bày Đề án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người dự tuyển nộp Đề án, Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức cho các ứng viên thi trình bày Đề án.
a) Nội dung thi trình bày Đề án gồm:
– Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn và nội dung chuyên đề khác phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;
– Kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.
b) Trình tự thi
– Bộ phận giúp việc Hội đồng thi tuyển thông báo danh sách Hội đồng thi tuyển, kết quả thẩm định, kết quả thi viết đối với từng đối tượng dự thi;
– Đối tượng dự thi bốc thăm thứ tự trình bày đề án, trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham gia;
– Người dự thi trình bày đề án và chương trình hành động bằng công cụ trình chiếu power point;
– Sau khi người dự thi trình bày đề án, các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi phản biện để người dự thi trả lời;
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành và quyết định số thành viên Hội đồng đặt câu hỏi, việc người dự tuyển phải trả lời câu hỏi chất vấn của những người tham dự, bảo đảm đúng yêu cầu của chức danh tuyển chọn và thời gian trả lời chất vấn của người dự tuyển.
d) Thời gian trình bày Đề án tối đa 45 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án từ 60 phút đến 90 phút. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi chất vấn do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
đ) Điểm thi trình bày Đề án được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau: (1) Xây dựng đề án: 20 điểm; (2) Bảo vệ đề án: 40 điểm; (3) Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.
Xem chi tiết Thông báo số 216/TB-SNN: Tại đây.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?