Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC là bao nhiêu?
Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng
1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định các chương trình thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị thành lập hoặc trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu bồi dưỡng, được giao biên soạn.
3. Hội đồng thẩm định có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng, 02 ủy viên kiêm phản biện và các ủy viên khác.
4. Các thành viên Hội đồng phải là những nhà quản lý, khoa học có kinh nghiệm, uy tín, trình độ chuyên môn phù hợp và không phải là những người trực tiếp biên soạn chương trình, tài liệu được thẩm định.
Như vậy, có 05 hoặc 07 thành viên trong Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng, 02 ủy viên kiêm phản biện và các ủy viên khác.
Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ làm việc và cuộc họp của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
2. Kết quả thẩm định chương trình, tài liệu:
a) Đạt yêu cầu và đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Không đạt yêu cầu, phải biên tập và thẩm định lại.
3. Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng, trong đó, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng không được vắng mặt. Chương trình làm việc của Hội đồng như sau:
a) Thư ký Hội đồng công bố Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Hội đồng thông qua chương trình làm việc;
c) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn trình bày quá trình tổ chức biên soạn và những nội dung cơ bản của chương trình, tài liệu;
d) Ủy viên Hội đồng trình bày ý kiến phản biện, nhận xét và thảo luận về chương trình, tài liệu;
đ) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn giải trình những vấn đề liên quan đến chương trình, tài liệu theo đề nghị của ủy viên Hội đồng;
e) Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều này;
g) Ban kiểm phiếu làm việc; Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu; trường hợp kết quả kiểm phiếu cho 02 hoặc 03 mức kết quả thẩm định bằng nhau thì kết quả bỏ phiếu căn cứ vào ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng;
h) Chủ tịch Hội đồng kết luận nội dung cuộc họp thẩm định;
i) Hội đồng thông qua biên bản cuộc họp thẩm định.
4. Biên bản cuộc họp:
a) Ghi đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp và phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng ký;
b) Thể hiện kết luận của Chủ tịch Hội đồng về mức kết quả thẩm định chương trình, tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trong vòng 12 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định, hồ sơ thẩm định chương trình, tài liệu phải được gửi đến cấp có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản nhận xét, đánh giá và phiếu thẩm định của các ủy viên Hội đồng;
b) Biên bản họp thẩm định của Hội đồng, trong đó ghi rõ ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng; biên bản kết quả kiểm phiếu;
c) Chương trình, tài liệu đã được Hội đồng thẩm định.
6. Căn cứ kết luận của Hội đồng, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc ban hành chương trình, tài liệu.
7. Kinh phí tổ chức thẩm định lấy từ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được dự toán trong kinh phí biên soạn chương trình, tài liệu.
Như vậy, cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng, trong đó, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng không được vắng mặt.
Các thành viên trong Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC có nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CBCCVC như sau:
Nhiệm cụ của Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng;
- Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu theo đúng yêu cầu, thời gian quy định;
- Phân công nhiệm vụ cho các ủy viên Hội đồng;
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.
Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng;
- Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Nhiệm vụ của ủy viên Hội đồng:
- Nghiên cứu, chuẩn bị bản nhận xét, đánh giá chương trình, tài liệu;
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp thẩm định. Trong trường hợp không tham dự được phải gửi Thư ký Hội đồng bản nhận xét, đánh giá của mình trước ngày tổ chức cuộc họp thẩm định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?