Số giờ làm việc tối đa của nhân viên điều độ chạy tàu ga tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm là bao nhiêu giờ?
- Nhân viên điều độ chạy tàu ga phải đảm nhiệm những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quá trình công tác?
- Nhân viên điều độ chạy tàu ga có phải là nhân viên đường sắt làm việc theo ban?
- Số giờ làm việc tối đa của nhân viên điều độ chạy tàu ga tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm là bao nhiêu giờ?
Nhân viên điều độ chạy tàu ga phải đảm nhiệm những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quá trình công tác?
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu ga
...
2. Nhiệm vụ: Trực tiếp lập và tổ chức thực hiện kế hoạch về lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón tiễn tàu và các việc liên quan khác tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, theo các mệnh lệnh của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt.
3. Quyền hạn:
a) Tạm đình chỉ chạy tàu trong khu vực ga nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu và phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến biết;
b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp đến an toàn chạy tàu và báo ngay cho trưởng ga để bố trí người thay thế;
c) Báo cáo và đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu đình chỉ nhiệm vụ khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu.
Như vậy, nhân viên điều độ chạy tàu ga có những nhiệm vu, quyền hạn nêu trên.
Số giờ làm việc tối đa của nhân viên điều độ chạy tàu ga tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Nhân viên điều độ chạy tàu ga có phải là nhân viên đường sắt làm việc theo ban?
Tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban
1. Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc theo ban
a) Nhân viên điều độ chạy tàu thuộc Trung tâm Điều hành Giao thông vận tải đường sắt tại các khu vực;
b) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các điểm lên xuống ban, điểm giao nhận hoặc tác nghiệp đầu máy, toa xe;
c) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các ga, trạm phục vụ cho công tác chạy tàu và vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa;
d) Nhân viên tuần, gác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt (đường, cầu, hầm, đường ngang, cầu chung, nhà ga);
đ) Nhân viên thông tin, tín hiệu, điện thường trực tại các ga, trạm, đường ngang và các cung nguồn, tổng đài.
Như vậy, nhân viên điều độ chạy tàu ga có phải là nhân viên đường sắt làm việc theo ban.
Số giờ làm việc tối đa của nhân viên điều độ chạy tàu ga tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm là bao nhiêu giờ?
Tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban
...
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 1 tháng là 13 ban;
b) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ (không tính thời gian giao nhận ban): Thời gian lên ban không quá 08 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 15 ban;
...
Theo đó, nhân viên điều độ chạy tàu ga làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ. Khoảng thời gian này không tính thời gian giao nhận ban, cụ thể:
- Thời gian lên ban không quá 08 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban. Có nghĩa là người lao động làm việc 8 tiếng, sau đó được nghỉ 16 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới, hoặc
- Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 15 ban. Có nghĩa là người lao động làm việc 12 tiếng, sau đó được nghỉ 24 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới, hoặc
Như vậy, số giờ làm việc làm việc tối đa của nhân viên điều độ chạy tàu ga làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm là 8 giờ hoặc 12 giờ, đảm bảo số giờ làm việc tối đa trong tháng là 180 giờ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?