Sĩ quan tại ngũ được hưởng những chế độ nghỉ nào? Có mấy ngày nghỉ lễ, tết hằng năm đối với sĩ quan tại ngũ?
Sĩ quan tại ngũ được hưởng những chế độ nghỉ nào? Có mấy ngày nghỉ lễ, tết hằng năm đối với sĩ quan tại ngũ?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP, sĩ quan tại ngũ sẽ được hưởng những chế độ nghỉ sau: Nghỉ phép hằng năm; nghỉ phép đặc biệt; nghỉ ngày lễ, tết; nghỉ an điều dưỡng; nghỉ hằng tuần; nghỉ chuẩn bị hưu.
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định như sau:
Nghỉ ngày lễ, tết
1. Hằng năm, sĩ quan được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Dẫn chiếu đến Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, sĩ quan sẽ được nghỉ các ngày lễ, tết sau: Tết Dương lịch, tết Âm lịch, ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động, Quốc khánh, Ngày Giỗ Tổ Hùng vương, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Như vậy, sĩ quan tại ngũ sẽ có 12 ngày nghỉ lễ, tết hằng năm.
Sĩ quan tại ngũ được hưởng những chế độ nghỉ nào? Có mấy ngày nghỉ lễ, tết hằng năm đối với sĩ quan tại ngũ? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ lễ, tết hằng năm đối với sĩ quan tại ngũ thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này thực hiện như sau:
a) Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền.
b) Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
2. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan tại ngũ nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư này thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ lễ, tết hằng năm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền;
- Người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên.
Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan tại ngũ có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân xã không?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ đăng ký khi nghỉ phép hằng năm
1. Sĩ quan phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ với cơ quan cán bộ (trợ lý chính trị đối với đơn vị không có cơ quan cán bộ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết và quản lý theo quy định.
2. Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.
Như vậy, trong thời gian nghỉ phép sĩ quan tại ngũ phải đăng ký với Ủy ban nhân dân xã nơi nghỉ phép.
Sĩ quan tại ngũ tại cơ quan, đơn vị quân đội có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, sĩ quan tại ngũ tại cơ quan, đơn vị quân đội có trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?