Sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học hệ cao đẳng có thể làm những công việc nào?

Học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học hệ cao đẳng vs hệ trung cấp thì sau khi ra trường phạm vi vị trí công việc có giống hay không? Xin được tư vấn! Câu hỏi của anh Hùng (Tiền Giang).

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học hệ cao đẳng được pháp luật giới thiệu như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 10 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành/nghề: công nghệ kỹ thuật hóa học (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng là ngành, nghề liên quan đến hóa chất và kiểm nghiệm, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, phát triển kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến hóa chất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề Công nghệ kỹ thuật hóa học là pha chế hóa chất; lấy mẫu; phân tích và bảo quản mẫu; phòng ngừa và ứng phó các sự cố hóa chất; quản lý phòng thí nghiệm và kho hóa chất; vận hành các thiết bị sản xuất có liên quan đến lĩnh vực hóa học; vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp; nghiên cứu độc lập hoặc theo nhóm những sản phẩm mới có liên quan đến hóa chất và kiểm nghiệm.
Người tốt nghiệp nghề Công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng làm việc ở các công ty/doanh nghiệp với chức vụ chủ yếu là nhân viên QA (đảm bảo chất lượng) và QC (kiểm soát chất lượng, viết tắt là KCS) trong các nhà máy hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa dầu, hóa nhựa, dệt nhuộm, mạ điện, pin, ắc quy, luyện kim, xi măng, phân bón, chế biến thực phẩm và các lĩnh vực khác có liên quan đến hóa chất. Ngoài ra, nghề này có thể làm việc ở phòng thí nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các trung tâm phân tích, các trường học và viện nghiên cứu.
Để thực hiện tốt công việc và bảo đảm an toàn lao động, người làm nghề Công nghệ kỹ thuật hóa học cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như: Áo blu, găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc và mũ bảo hộ. Môi trường làm việc của nghề là thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nên phải tuân thủ quy định của Luật Hóa chất và quy định về an toàn lao động.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, pháp luật cũng đã giới thiệu một cách khái quát về ngành nghề công nghệ kỹ thuật hoá học đây là một ngành, nghề liên quan đến hóa chất và kiểm nghiệm, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, phát triển kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến hóa chất

hoá học

Ngành công nghệ kỹ thuật hoá học hệ cao đẳng (Hình từ Internet)

Có thể làm những công việc nào sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học hệ cao đẳng?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lấy mẫu;
- Pha chế hóa chất;
- Phân tích mẫu;
- Quản lý phòng thí nghiệm;
- Quản lý kho hóa chất;
- Tư vấn khách hàng;
- Vận hành sản xuất;
- Vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp;
- Giám sát công nghệ kỹ thuật sản xuất;
- Quản lý thiết bị phân tích;
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm lĩnh vực hóa học.

Người học sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật hoá học khi đáp ứng được các năng lực yêu cầu từ vị trí việc làm có thể đảm nhận được các vị trí nêu trên tại làm việc ở các công ty/doanh nghiệp với chức vụ chủ yếu là nhân viên QA (đảm bảo chất lượng) và QC (kiểm soát chất lượng, viết tắt là KCS) trong các nhà máy hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa dầu, hóa nhựa, dệt nhuộm, mạ điện, pin, ắc quy, luyện kim, xi măng, phân bón, chế biến thực phẩm và các lĩnh vực khác có liên quan đến hóa chất.

Ngoài ra, nghề này có thể làm việc ở phòng thí nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các trung tâm phân tích, các trường học và viện nghiên cứu.

Hệ cao đẳng và hệ trung cấp sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật hóa học thì vị trí công việc có khác nhau không?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Chương 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lấy mẫu;
- Pha chế hóa chất;
- Phân tích mẫu;
- Quản lý phòng thí nghiệm;
- Quản lý kho hóa chất;
- Tư vấn khách hàng;
- Vận hành sản xuất;
- Vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp.

Có thể thấy, chung quy sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật hoá học ở cả hai hệ cao đẳng và trung cấp thì người học đáp ứng đủ năng lực có thể đảm nhận có vị trí làm việc liên quan đến ngành nghề này. Tuy nhiên, vị trí việc làm ở hệ cao đẳng sẽ rộng hơn hệ trung cấp khi có thêm 3 vị trí là:

- Giám sát công nghệ kỹ thuật sản xuất;

- Quản lý thiết bị phân tích;

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm lĩnh vực hóa học.

Công nghệ kỹ thuật hóa học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học hệ cao đẳng có thể làm những công việc nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công nghệ kỹ thuật hóa học
309 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghệ kỹ thuật hóa học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghệ kỹ thuật hóa học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào