Sáp nhập tỉnh: Nghị quyết sáp nhập tỉnh phải được Quốc hội thông qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quốc hội trước khoảng thời gian nào? Khi sáp nhập tỉnh thành thì mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng không?
Sáp nhập tỉnh: Nghị quyết sáp nhập tỉnh phải được Quốc hội thông qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quốc hội trước khoảng thời gian nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 1 Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 quy định những nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII như sau:
(1) Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, tham mưu Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc và các hoạt động cần thiết để quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, các văn bản liên quan về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án tổng thể, chủ động, kịp thời tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất vì sự phát triển của đất nước.
(2) Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo:
(i) Hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở…).
(ii) Chỉ đạo Đảng ủy các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (hoàn thành trước ngày 15/4/2025).
(iii) Triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra (hoàn thành trước ngày 30/4/2025).
(iv) Báo cáo thực hiện nhiệm vụ rà soát và phương án sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thực hiện chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, sắp xếp các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp…
(v) Tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp các cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng,… phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
(vi) Sắp xếp tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước; tổ chức đảng của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành liên quan.
(vii) Tham mưu Ban Bí thư ban hành quy định về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ đại diện chủ sở hữu vốn với cấp ủy, tổ chức đảng của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp (hoàn thành trong tháng 8/2025).
Ngoài ra, tại tiểu mục 2 Mục 1 Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 có đề cập việc Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo như sau:
(i) Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(ii) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(iii) Thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp…
Theo đó, nghị quyết sáp nhập tỉnh phải được Quốc hội thông qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quốc hội trước ngày 30/6/2025.
Xem thêm:
>>>>>>>> Sáp nhập tỉnh: Thống nhất danh sách các tỉnh thành được đổi tên
>> 02 trường hợp lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 mà người lao động cần biết
>> Chốt nhóm cán bộ công chức sẽ nghỉ thôi việc ngay
>> Không chấp nhận giải quyết nghỉ thôi việc nếu cán bộ công chức thuộc trường hợp nào?
>> Khi nào lịch nghỉ lễ 30 4 của người lao động là 5 ngày
Sáp nhập tỉnh: Nghị quyết sáp nhập tỉnh phải được Quốc hội thông qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quốc hội trước khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở được Chính phủ điều chỉnh dựa trên khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, không phụ thuộc vào thay đổi địa giới hành chính, do đó sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc sáp nhập tỉnh thành.
Hội đồng nhân dân tỉnh bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
1. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước.
Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới; Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
2. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
...
Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.











- Mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 online đẹp và ấn tượng? CBCCVC và người lao động được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 bao nhiêu ngày?
- Thống nhất cho thôi việc ngay và không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho đối tượng cán bộ công chức nào theo Hướng dẫn 01?
- Chốt 9 đối tượng bị bỏ lương cơ sở sau 2026, mức lương mới thay thế chiếm 70% tổng quỹ lương, cụ thể là ai?
- Sửa Nghị định 178: Nghỉ hưu trước tuổi CBCCVC còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu thì hưởng chế độ thế nào?
- Thay đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của cán bộ công chức viên chức nhà nước so với quy định tại Bộ luật Lao động đúng không?