Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định đối tượng nào trong kiểm toán Nhà nước cần đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ?
- Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định đối tượng nào trong kiểm toán Nhà nước cần đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ?
- Mục đích đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong kiểm toán Nhà nước là gì?
- Đối tượng nào được miễn đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong kiểm toán Nhà nước?
Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định đối tượng nào trong kiểm toán Nhà nước cần đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định về phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước tham gia hoạt động kiểm toán hoặc các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
b) Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Như vậy, Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định đối tượng trong kiểm toán Nhà nước cần đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
- Công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước tham gia hoạt động kiểm toán hoặc các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Đồng thời, Điều 5 Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 cũng quy định cụ thể hơn về đối tượng đánh giá như sau:
- Công chức giữ các ngạch kiểm toán viên nhà nước tham gia hoạt động kiểm toán: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên cao cấp (không bao gồm Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước).
- Công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên tham gia hoạt động kiểm toán hoặc các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định đối tượng nào trong kiểm toán Nhà nước cần đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ?
Mục đích đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong kiểm toán Nhà nước là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nhằm mục đích như sau:
- Để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
- Là một trong những cơ sở để bố trí, sắp xếp trong công tác cán bộ, công tác kiểm toán và các công việc khác liên quan đến công tác kiểm toán.
- Khuyến khích công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước tăng cường ý thức tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Góp phần nâng cao chất lượng của công tác kiểm toán, công tác cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
Đối tượng nào được miễn đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong kiểm toán Nhà nước?
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định đối tượng được miễn đánh giá như sau:
Đối tượng được miễn đánh giá và đối tượng không thực hiện đánh giá
1. Đối tượng được miễn đánh giá: Công chức, viên chức còn thời gian công tác dưới 03 năm trước khi nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tính từ thời điểm Hội đồng đánh giá xét duyệt danh sách tham gia đánh giá.
2. Đối tượng không thực hiện đánh giá
a)Công chức, viên chức được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm toán viên nhà nước trong năm liền kề trước năm đánh giá.
b) Công chức, viên chức là thành viên của Hội đồng đánh giá trong năm đánh giá.
c) Giảng viên kiêm chức, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước trong năm liền kề trước năm đánh giá có tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng của Ngành đảm bảo định mức thời gian giảng dạy của giảng viên kiêm chức được quy định tại Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước.
d) Công chức, viên chức là thành viên của Ban Xây dựng nội dung đánh giá và ngân hàng câu hỏi phục vụ công tác đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước không thực hiện đánh giá vào kỳ đánh giá đầu tiên.
đ) Công chức, viên chức là thành viên Ban Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi phục vụ công tác đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước của năm liền kề trước năm đánh giá.
e) Công chức, viên chức là thành viên Ban Thẩm định danh mục văn bản tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án phục vụ công tác đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước của năm liền kề trước năm đánh giá.
g) Các công chức, viên chức đang trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
Như vậy, công chức, viên chức còn thời gian công tác dưới 03 năm trước khi nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tính từ thời điểm Hội đồng đánh giá xét duyệt danh sách tham gia đánh giá sẽ được miễn đánh giá.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?