Quyết định 1082: Điều tra nhân lực y tế ngoài công lập với đối tượng, phạm vi thế nào?
Quyết định 1082: Điều tra nhân lực y tế ngoài công lập với đối tượng, phạm vi thế nào?
Theo Mục 2 Phương án kèm theo Quyết định 1082/QĐ-BYT năm 2025 quy định đối tượng, phạm vi điều tra nhân lực y tế ngoài công lập như sau:
Phạm vi điều tra
Cuộc điều tra được thực hiện trên toàn bộ phạm vi cả nước, bao gồm toàn bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đối tượng điều tra là toàn bộ các cơ sở y tế ngoài công lập, bao gồm các cơ sở có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cuộc điều tra không bao gồm các cơ sở y tế ngoài công lập chưa được cấp phép, không có giấy phép hành nghề, hoặc đang bị đình chỉ hoạt động.
Các đơn vị thuộc phạm vi điều tra bao gồm các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế tư nhân và các cơ sở y tế khác nằm ngoài hệ thống công lập.
Đối tượng điều tra
- Nhân lực y tế ngoài công lập:
+ Tất cả các cán bộ y tế làm việc tại các cơ sở y tế ngoài công lập, bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, và các nhân viên y tế khác.
+ Nhân lực được phân tích theo trình độ chuyên môn, giới tính, dân tộc, vùng địa lý, và các tiêu chí liên quan.
- Cơ sở y tế ngoài công lập:
+ Các cơ sở y tế có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp, bao gồm bệnh viện tư nhân, phòng khám và các loại hình cơ sở khác.
+ Không điều tra các cơ sở chưa được cấp phép, không có giấy phép hành nghề, hoặc đang bị đình chỉ hoạt động.
Quyết định 1082: Điều tra nhân lực y tế ngoài công lập với đối tượng, phạm vi thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian và phương pháp điều tra nhân lực y tế ngoài công lập ra sao?
Theo Mục 4 Phương án kèm theo Quyết định 1082/QĐ-BYT năm 2025 quy định thời gian và phương pháp điều tra nhân lực y tế ngoài công lập như sau:
Thời gian điều tra
Thời gian dự kiến cho hoạt động điều tra bắt đầu từ tháng 12/2024 đến tháng 06/2025.
Thời gian thu thập thông tin tại các cơ sở YTNCL là 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/04/2025 và kết thúc vào ngày 30/04/2025.
Thời gian xử lý, phân tích thông tin và viết báo cáo từ tháng 04 - tháng 06 năm 2025.
Phổ biến và công bố kết quả điều tra tại Hội thảo và trên trang điện tử của Bộ Y tế: Tháng 07 - tháng 12/2025.
Phương pháp điều tra
Cuộc điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập áp dụng phương pháp điều tra gián tiếp, cụ thể như sau:
- Thu thập dữ liệu trực tuyến:
+ Sử dụng phiếu điều tra điện tử được thiết kế sẵn.
+ Các cơ sở y tế ngoài công lập tự điền thông tin vào phiếu điện tử thông qua nền tảng trực tuyến được cung cấp.
- Cán bộ phụ trách cung cấp thông tin:
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của mỗi cơ sở y tế sẽ là người cung cấp thông tin liên quan, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
+ Các thông tin sau khi được điền sẽ được gửi trực tiếp qua hệ thống theo hướng dẫn thực hiện điều tra.
Phương pháp này giúp tăng cường tính chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo dữ liệu được cập nhật nhanh chóng và dễ dàng kiểm tra.
Nội dung đào tạo về y tế lao động gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định:
Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo
1. Nội dung đào tạo:
a) Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
d) Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
e) An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
g) Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
i) Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chương trình, tài liệu đào tạo:
a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được ban hành, Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trước khi tổ chức đào tạo. Tài liệu đào tạo phải được rà soát cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
...
Theo đó nội dung đào tạo về y tế lao động gồm những nội dung sau:
- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.


- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?