Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa trong lĩnh vực di tích thế nào?

Người làm công tác di sản văn hóa trong lĩnh vực di tích phải đáp ứng quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp thế nào?

Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa trong lĩnh vực di tích thế nào?

Theo Điều 4 Quy tắc kèm theo Quyết định 1000/QĐ-BVHTTDL năm 2025 quy định quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp đối với lĩnh vực di tích như sau:

- Luôn có ý thức, trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ di tích; không thực hiện các hành vi có nguy cơ làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích; không tuyên truyền, phổ biến thông tin sai lệch về sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với di tích, ý nghĩa, giá trị của di tích, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

- Đảm bảo nghiên cứu chính xác, khoa học, cẩn thận, kỹ lưỡng các quyết định liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên cơ sở các nguồn thông tin đáng tin cậy và phù hợp với thực tiễn của di tích trước khi thực thi.

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân trong các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

- Không được thực hiện việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh khi chưa có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

- Không được tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy, khu vực có di sản văn hóa dưới nước… và các địa điểm, khu vực khảo cổ khác; bảo vệ địa điểm, khu vực thăm dò khai quật khảo cổ.

Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa trong lĩnh vực di tích thế nào?

Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa trong lĩnh vực di tích thế nào? (Hình từ Internet)

Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông, không gian mạng của người làm công tác di sản văn hóa ra sao?

Theo Điều 7 Quy tắc kèm theo Quyết định 1000/QĐ-BVHTTDL năm 2025 quy định quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông, không gian mạng như sau:

- Chấp hành nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, đơn vị; không tiết lộ, đăng tải, cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, đơn vị chứa bí mật nhà nước hoặc theo quy định phải có sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Cá nhân khi sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin cần chính xác, tin cậy, không làm tổn hại đến các di sản văn hóa, cơ quan chủ quản, bộ ngành, địa phương, của xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.

- Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để chia sẻ, tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa Việt Nam, những tấm gương điển hình trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, những thông tin tích cực, thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; có các hành vi ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam trên không gian mạng.

- Không phát ngôn, đưa thông tin để lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Quy tắc ứng xử chung của người làm công tác di sản văn hóa thế nào?

Theo Điều 3 Quy tắc kèm theo Quyết định 1000/QĐ-BVHTTDL năm 2025 quy định quy tắc ứng xử chung như sau:

- Đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và của Nhân dân lên trên hết, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, uy tín và danh dự người làm công tác di sản văn hóa phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, các công ước quốc tế về lĩnh vực di sản văn hóa mà Việt Nam tham gia.

- Đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người làm công tác di sản văn hóa, tôn trọng sự đa dạng của di sản văn hóa, không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc; có ý thức đấu tranh với hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; đề cao quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chống lại việc buôn bán trái phép di sản văn hóa hoặc các hành động phi đạo đức trong lĩnh vực di sản văn hóa.

- Nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

- Không lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để trục lợi cá nhân.

- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; chủ động đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thực hiện nghiêm quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công vụ (đối với trường hợp là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức).

Người làm công tác di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa trong lĩnh vực di tích thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người làm công tác di sản văn hóa
17 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào