Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được áp dụng trên phạm vi nào?
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được áp dụng trên phạm vi nào?
Theo Điều 41 Luật Công chứng 2024 quy định:
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên, bao gồm Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng để áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của công chứng viên trong hành nghề công chứng;
b) Thực hiện rà soát, đánh giá hằng năm chất lượng đội ngũ công chứng viên; giám sát công chứng viên tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
c) Tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, tập sự hành nghề công chứng, bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm, hướng dẫn nghiệp vụ cho hội viên;
d) Nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Luật này và quy định của Chính phủ.
4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng do Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành trái với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành và áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được áp dụng trên phạm vi nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên như thế nào?
Theo Điều 10 Luật Công chứng 2024 quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Theo đó tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên như sau:
- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
- Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
- Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nào?
Theo Điều 15 Luật Công chứng 2024 quy định:
Tạm đình chỉ hành nghề công chứng
1. Công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong các trường hợp sau đây:
a) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với công chứng viên, Sở Tư pháp nơi cấp thẻ công chứng viên ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng.
2. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.
3. Việc tạm đình chỉ hành nghề công chứng được chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội;
b) Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của công chứng viên kèm theo giấy tờ chứng minh về việc chấm dứt việc tạm đình chỉ hành nghề công chứng, Sở Tư pháp ra quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ hành nghề công chứng.
4. Chính phủ quy định việc gửi và đăng tải thông tin về quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng, quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ hành nghề công chứng.
Theo đó công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.











- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?
- Nghỉ hưu trước tuổi từ 01/7/2025, hưởng trợ cấp 10 tháng tiền lương hiện hưởng khi có bao nhiêu năm công tác theo Công văn 1814?
- Thay đổi tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức theo từng đặc điểm, từng địa phương theo Công văn 1814 có đúng không?
- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?