Quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao như thế nào để phục vụ đời sống của người lao động?

Để phục vụ đời sống của người lao động làm việc trong khu công nghệ cao thì phải quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao ra sao?

Khu công nghiệp công nghệ cao là gì?

Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định thì khu công nghiệp công nghệ cao là khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ, dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo.

Khu công nghiệp công nghệ cao có tối thiểu 30% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư này.

Quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao như thế nào để phục vụ đời sống của người lao động?

Quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao như thế nào để phục vụ đời sống của người lao động? (Hình từ Internet)

Quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao như thế nào để phục vụ đời sống của người lao động?

Theo Điều 204 Luật Đất đai 2024 quy định:

Đất sử dụng cho khu công nghệ cao
1. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao là đất phục vụ cho hoạt động công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật có liên quan, trong đó có đất khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc sử dụng đất cho khu công nghệ cao phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khi quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghệ cao để phục vụ đời sống chuyên gia, người lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
...

Theo đó để phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghệ cao khi quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghệ cao.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có hoạt động trên địa bàn khu công nghệ cao thì gửi báo cáo tình hình hoạt động cho ai?

Tại Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 49 Nghị định 10/2024/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
1. Niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại. Trường hợp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê lại gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đó để theo dõi, quản lý.
2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
3. Kịp thời báo cáo những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Lao động và Chương này.
5. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đặt trụ sở chính hoặc có hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn khu công nghệ cao thì khi gửi các báo cáo theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động đồng thời gửi 01 bản báo cáo cho Ban quản lý khu công nghệ cao.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động có hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn khu công nghệ cao thì phải gửi báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động cho:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (trong trường hợp doanh nghiệp có trụ sở chính tại khu công nghiệp, khu kinh tế);

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động (trong trường hợp doanh nghiệp chuyển sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động)

- Ban quản lý khu công nghệ cao.

Khu công nghiệp công nghệ cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao như thế nào để phục vụ đời sống của người lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Khu công nghiệp công nghệ cao
1,429 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào