Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?
Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?
Họp giao ban là một cuộc họp thường xuyên và ngắn gọn, được tổ chức để nắm bắt tình hình triển khai nhiệm vụ, trao đổi ý kiến và đưa ra chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên trong doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan khác không có quy định về mẫu biên bản họp giao ban tháng. Tùy vào tình hình thực tế ở mỗi tổ chức, doanh nghiệp mà có thể ban hành những mẫu biên bản họp giao ban tháng khác nhau.
Doanh nghiệp, tổ chức có thể tham khảo mẫu biên bản họp giao ban tháng dưới đây:
Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025: TẢI VỀ.
Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian họp giao ban có được tính hưởng lương không?
Theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Theo đó người lao động tham gia họp giao ban do yêu cầu của người sử dụng lao động thì thời gian tham gia họp giao ban được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Quy trình tổ chức cuộc họp giao ban trong các cơ quan hành chính nhà nước như thế nào?
Căn cứ Chương 2 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định về quy trình tổ chức cuộc họp giao ban được thực hiện như sau:
Bước 01: Chuẩn bị nội dung cuộc họp
Người chủ trì cuộc họp phân công cơ quan, đơn vị chuẩn bị nội dung cuộc họp, bao gồm thành phần tham dự, thời gian, nội dung cuộc họp và chuẩn bị phương án kết luận cuộc họp nếu cần thiết.
Những vấn đề liên quan đến nội dung cuộc họp và những nội dung, yêu cầu cần trao đổi, tham khảo ý kiến tại cuộc họp phải được chuẩn bị đầy đủ trước thành văn bản và có chỉ dẫn về phạm vi lưu hành, cấp độ mật.
Bước 02: Gửi giấy mời họp
- Giấy mời họp được gửi đến cơ quan hoặc người được mời tham dự trước ngày họp ít nhất là 03 ngày làm việc, trừ trường hợp họp đột xuất.
- Sau khi nhận được giấy mời họp, cơ quan, đơn vị, người được mời tham dự họp xác nhận việc tham dự với đầu mối liên hệ thông tin về cuộc họp qua thư điện tử công vụ, điện thoại cá nhân hoặc qua hệ thống quản lý văn bản của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Bước 03: Tổ chức cuộc họp
- Mỗi cuộc họp có thể kết hợp giải quyết nhiều nội dung, sử dụng nhiều hình thức và cách thức tiến hành phù hợp với tính chất, yêu cầu của từng vấn đề và điều kiện hoàn cảnh cụ thể do người có thẩm quyền tổ chức cuộc họp quyết định để tiết kiệm thời gian, bảo đảm chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc.
- Người chủ trì hoặc người được phân công chỉ trình bày tóm tắt nội dung của đề án, dự án, vấn đề được đưa ra cuộc họp hoặc chỉ nêu những vấn đề còn ý kiến khác nhau, không đọc toàn văn tài liệu, văn bản của cuộc họp, không trình bày toàn bộ nội dung chi tiết vấn đề cần xử lý tại cuộc họp.
- Việc phát biểu, trao đổi ý kiến tại cuộc họp phải tập trung vào nội dung của cuộc họp, những vấn đề đang còn những ý kiến khác nhau để đề xuất những biện pháp xử lý.
- Ý kiến kết luận của người chủ trì cuộc họp phải rõ ràng và cụ thể, thể hiện được đầy đủ tính chất, nội dung và yêu cầu của cuộc họp.
Lưu ý: Trên đây là quy trình tổ chức cuộc họp giao ban trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản nào quy định về quy trình tổ chức cuộc họp giao ban tại doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo quy trình nêu trên để tổ chức họp giao ban tại doanh nghiệp của mình.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?