Quy định mới nhất về giới hạn tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024, cụ thể ra sao?
Hiện nay có những ngạch công chức nào?
Tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định như sau:
Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Ngạch công chức bao gồm:
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Chuyên viên chính và tương đương;
c) Chuyên viên và tương đương;
d) Cán sự và tương đương;
đ) Nhân viên.
e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Theo đó, hiện nay có những ngạch công chức sau đây:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương;
- Chuyên viên chính và tương đương;
- Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương;
- Nhân viên.
- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
Quy định mới nhất về giới hạn tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024, cụ thể ra sao?
Quy định mới nhất về giới hạn tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024, cụ thể ra sao?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV, tỷ lệ ngạch công chức được xác định như sau:
(1) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
a. Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ:
- Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 40%;
- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
- Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ phần trăm (%) các ngạch còn lại.
b. Đối với tổ chức thuộc, trực thuộc tổng cục:
- Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc tổng cục
+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 30%;
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
- Đối với tổ chức trực thuộc tổng cục được tổ chức tại địa phương theo ngành dọc
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
(2) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương:
- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;
- Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
b. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương:
- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
- Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
(3) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Công chức của các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giữ các ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm.
(4) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức khác
Đối với các cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của Đảng, của pháp luật, được cấp có thẩm quyền giao biên chế công chức nhưng không thuộc đối tượng tại Mục (1), (2), (3) thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định áp dụng tỷ lệ % ngạch công chức quy định tại Mục (1), (2), (3) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.
Tải Phụ lục số 01 về số lượng, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính ở Trung Ương: Tại đây
Tải Phụ lục số 02 về cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính ở địa phương: Tại đây
Tải Phụ lục số 3 về cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức: Tại đây
Ngạch công chức là gì?
Tại khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
...
Theo đó, ngạch công chức là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?