Quân nhân chuyên nghiệp có thuộc đối tượng phải đăng ký sĩ quan dự bị không?

Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như thế nào? Quân nhân chuyên nghiệp có thuộc đối tượng phải đăng ký sĩ quan dự bị không?

Quân nhân chuyên nghiệp có thuộc đối tượng phải đăng ký sĩ quan dự bị không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị như sau:

Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.

Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp thuộc một trong những đói tượng phải đăng ký sĩ quan dự bị.

Quân nhân chuyên nghiệp có thuộc đối tượng phải đăng ký sĩ quan dự bị không?

Quân nhân chuyên nghiệp có thuộc đối tượng phải đăng ký sĩ quan dự bị không? (Hình từ Internet)

Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được bổ sung bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 và được sửa đổi bởi điểm a và điểm b Khoản 2 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:

Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:

- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị.Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.

- Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

- Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

- Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 5 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

Sĩ quan dự bị có những trách nhiệm nào?

Căn cứ theo Điều 42 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về trách nhiệm của sĩ quan dự bị bao gồm:

- Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;

- Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;

- Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, có cụm từ bị thay thế bởi điểm e khoản 15 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định:

Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:
1. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.
2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.
3. Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi sĩ quan dự bị phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.

Quân nhân chuyên nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Quân nhân chuyên nghiệp được khiếu nại khi người chỉ huy đơn vị có hành vi nào?
Lao Động Tiền Lương
Đối với chế độ đào tạo bồi dưỡng của quân nhân chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì?
Lao Động Tiền Lương
Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ khi nghỉ hưu trước tuổi của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp gồm những khoản nào?
Lao Động Tiền Lương
Quân nhân chuyên nghiệp được xét chuyển vị trí chức danh mới khi thỏa điều kiện nào?
Lao Động Tiền Lương
Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp thông qua xét tuyển nếu tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại gì?
Lao Động Tiền Lương
Những việc quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng không được làm là gì?
Lao Động Tiền Lương
Quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp trung cấp được xếp loại nào?
Lao động tiền lương
Nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp mỗi lần được nâng mấy bậc?
Lao động tiền lương
Bảng lương mới áp dụng đối với Trung tá quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương được xây dựng về quan hệ tiền lương thế nào?
Lao động tiền lương
Kết quả đánh giá quân nhân chuyên nghiệp là căn cứ để làm gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quân nhân chuyên nghiệp
157 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào