Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn sản xuất trong nước cần phải quản lý ra sao?
- Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn sản xuất trong nước cần phải quản lý ra sao?
- Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu cần phải quản lý ra sao?
- Yêu cầu về truyền quang đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH là gì?
Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn sản xuất trong nước cần phải quản lý ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, có quy định về quản lý phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn sản xuất trong nước như sau:
Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của pháp luật.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện.
Phương thức thực hiện: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn sản xuất trong nước cần phải quản lý ra sao?
Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu cần phải quản lý ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, có quy định về quản lý phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn sản xuất trong nước như sau:
Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Miễn kiểm tra chất lượng Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu trong trường hợp thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
Riêng với sản phẩm mẫu dùng trong mục đích trưng bầy quảng bá sản phẩm, không trực tiếp sử dụng đối với người lao động thì được miễn kiểm tra chất lượng nhập khẩu, số lượng tối đa 5 chiếc.
Yêu cầu về truyền quang đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2.6 Mục 2 QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, có quy định về yêu cầu về truyền quang đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn như sau:
Yêu cầu chung
Sự thay đổi độ truyền quang phải đo bằng việc chiếu một chùm ánh sáng đường kính 5 mm lên toàn bộ bề mặt của bộ lọc sáng trừ phần mép rộng 5 mm.
Các yêu cầu truyền quang đối với bộ lọc sáng dùng trong công việc hàn và các kỹ thuật liên quan được quy định tại Bảng 1 mục 2 TCVN 5083:1990.
Các yêu cầu bổ sung:
Bước sóng trong khoảng từ 210 nm đến 313 nm, độ truyền quang không được vượt quá giá trị cho phép đối với 313 nm;
Bước sóng trong khoảng từ 313 nm đến 365 nm, độ truyền quang không được vượt quá giá trị cho phép đối với 365 nm;
Bước sóng trong khoảng 365 nm đến 400 nm, độ truyền quang không được vượt qua độ truyền ánh sáng trung bình tv.
Yêu cầu đối với cái lọc sáng dùng khi hàn hơi có chất trợ dung
Phải dùng cái lọc sáng hoặc kết hợp các cái lọc sáng có khả năng hấp thụ chọn lọc ánh sáng có bước sóng 589 nm và 671 nm nhằm loại trừ những bất lợi do sự phát ra qua nhiều các tia đơn sắc.
Cái lọc sáng phải đáp ứng được yêu cầu nêu trên được đánh dấu bằng chữ “a” trong Bảng 2 TCVN 5083:1990. Độ truyền quang của cái lọc này đối với các bước sóng nêu trên không được nhỏ hơn:
0,4% đối với thang số 4a
0,1% đối với thang số 5a
0,05% đối với thang số 6a
0,01% đối với thang số 7a
Cái lọc sáng này phải có đặc tính tương tự như cái lọc sáng tương ứng thang số 4,5,6 và 7 trong Bảng 1 TCVN 5083:1990.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?