Phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã hiện nay là bao nhiêu?
Người cao tuổi Việt Nam là ai?
Căn cứ theo Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) có giải thích về người cao tuổi và hội người cao tuổi như sau:
Người cao tuổi Việt Nam là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, sống ở trong và ngoài nước, có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, giáo dục thế hệ trẻ về nhân cách, lòng yêu nước, giữ gìn gia phong, kỷ cương phép nước.
Người cao tuổi Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập, thống nhất đất nước; nay đang tiếp tục đem trí tuệ, kinh nghiệm, nghề nghiệp, tài năng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam; phát huy truyền thống Diên Hồng, kế thừa Hội Phụ lão cứu quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng thành lập; tích cực hoạt động góp phần cùng với Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi, phục vụ sự nghiệp đổi mới, ổn định, bảo vệ, phát triển bền vững đất nước.
Phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã hiện nay là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn của chủ tịch Hội người cao tuổi là gì?
Đến điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, việc quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã và nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách tiền lương của địa phương cùng đặc thù của từng xã.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại các xã của nước ta, Chủ tịch Hội Người cao tuổi cũng được xét là một trong các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã.
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017, Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, chịu sự quản lý của Bộ Nội vụ. Đồng thời, Hội Người cao tuổi Việt Nam có thể là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã hiện nay là bao nhiêu?
Do việc quyết định chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã là do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào nhiều yếu tố như quỹ phụ cấp, kinh phí ngân sách và đặc thù của từng địa phương nên Chủ tịch Hội Người cao tuổi có thể là cán bộ không chuyên trách cấp xã hoặc không.
Do đó, phụ cấp của Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã sẽ được tính theo hai cách sau đây:
Cách 1: Nếu Chủ tịch Hội Người cao tuổi là người hoạt động không chuyên trách cấp xã thì phụ cấp của chức danh này được hưởng trong quỹ khoán phụ cấp theo quy định tại Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Với xã loại 1: Mức khoán quỹ phụ cấp là 21 lần mức lương cơ sở.
Với xã loại 2: Mức khoán quỹ phụ cấp là 18,0 lần mức lương cơ sở.
Với xã loại 3: Mức khoán quỹ phụ cấp là 15,0 lần mức lương cơ sở.
Xã được tăng số lương người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tăng thêm 1,5 lần mức lương cơ sở cho mỗi người tăng thêm.
Do đó, Chủ tịch Hội Người cao tuổi sẽ được hưởng phụ cấp trong tổng phụ cấp như sau:
Xã loại 1: Hưởng phụ cấp trong tổng quỹ khoán phụ cấp là 37,8 triệu đồng/tháng.
Xã loại 2: Hưởng phụ cấp trong tổng quỹ khoán phụ cấp là 32,4 triệu đồng/tháng.
Xã loại 3: Hưởng phụ cấp trong tổng quỹ khoán phụ cấp là 27,0 triệu đồng/tháng.
Xã được tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách: Mức phụ cấp tăng thêm trong tổng mức khoán quỹ phụ cấp là 2,7 triệu đồng/người tăng thêm.
Mức phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã cụ thể được hưởng sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết. Tuy nhiên, sẽ được đảm bảo tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo.
Ngoài ra, nếu đối tượng này kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, cấp thôn thì được hưởng 100% phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh kiêm nhiệm đó.
Cách 2: Nếu Chủ tịch Hội Người cao tuổi không phải người hoạt động không chuyên trách cấp xã thì căn cứ Điều 27 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 lương, phụ cấp và các chế độ bảo hiểm của đối tượng này sẽ do Hội chi trả bằng các nguồn:
Kinh phí do Nhà nước hỗ trợ.
Hội phí do các hội viên đóng góp.
Nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Nguồn thu khác từ các hoạt động hợp pháp của Hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?