Phụ cấp Bí thư chi đoàn theo quy định mới nhất là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn để trở thành Bí thư chi đoàn là gì?
Căn cứ Điều 1 Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 289-QĐ/TW năm 2010, Bí thư chi đoàn là một trong các chức danh thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong đó, tại Điều 11 Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 289-QĐ/TW năm 2010 thì tiêu chuẩn của Bí thư chi đoàn cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý luận chính trị sơ cấp.
- Giữ chức vụ này không quá 35 tuổi.
Riêng với người ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách thì chỉ cần yêu cầu trình độ văn hoá nói chung từ trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp và có thể được kéo đến giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
Đồng thời, theo quy định mới nhất tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cán bộ xã và đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Độ tuổi: Không quá 35 tuổi với địa bàn thông thường và không quá 37 tuổi nếu ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và là đối tượng chính sách.
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông…
Các điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị được thực hiện theo quy chế tại cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 289-QĐ/TW năm 2010.
Phụ cấp Bí thư chi đoàn theo quy định mới nhất là bao nhiêu?
Phụ cấp Bí thư chi đoàn theo quy định mới nhất là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay Bí thư chi đoàn là chức vụ cán bộ cấp xã. Do đó, đối tượng này sẽ hưởng lương, phụ cấp như các cán bộ cấp xã khác. Cụ thể:
Căn cứ theo trình độ đào tạo của chức vụ Bí thư chi đoàn phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà xếp lương tương ứng. Cụ thể, Bí thư chi đoàn sẽ được xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo như sau:
Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã, cụ thể như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.
4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở kể từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng.
Theo đó, kể từ ngày 01/8/2023, Bí thư chi đoàn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 270.000 đồng/tháng.
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ của Bí thư chi đoàn như sau:
Nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chỉ đạo xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Đoàn cấp xã;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;
c) Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với đoàn viên của tổ chức mình;
đ) Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
e) Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;
g) Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên về hoạt động của tổ chức mình;
h) Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;
i) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Như vậy, cá nhân đảm nhiệm chức vụ bí thư chi đoàn sẽ phải thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?