Phòng làm việc của CBCCVC phải có những thông tin gì?
Phòng làm việc của CBCCVC phải có những thông tin gì?
Căn cứ Điều 15 Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định về phòng làm việc của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước như sau:
Phòng làm việc
Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.
Theo đó, phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
Phòng làm việc của CBCCVC phải có những thông tin gì?
Thẻ cán bộ công chức viên chức phải chứa được những thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 129/2007/QĐ-TTg có quy định:
Thẻ cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo đó thì thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải thể hiện được tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV có quy định cụ thể hơn về nội dung của thẻ cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể:
Thẻ cán bộ công chức viên chức phải có tên cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; ảnh, họ và tên, chức vụ hoặc chức danh công việc của cán bộ, công chức, viên chức; mã số thẻ.
Bên cạnh đó, CBCCVC cũng cần chú ý vị trí đeo thẻ theo Điều 5 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV có quy định vị trí đeo thẻ như sau:
- Thẻ cán bộ, công chức, viên chức được đeo ở vị trí trước ngực bằng cách sử dụng dây đeo hoặc ghim cài.
- Khoảng cách từ cằm đến mặt cắt ngang ở mép trên của thẻ cán bộ, công chức, viên chức là 200 – 300mm.
Thẻ cán bộ công chức viên chức bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV có quy định về các trường hợp thu hồi thẻ cán bộ công chức viên chức như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý thẻ.
1. Trực tiếp quản lý thẻ của cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
2. Thẩm tra, làm thủ tục cấp, đổi thẻ cho cán bộ, công chức, viên chức để sử dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Thu hồi thẻ của cán bộ, công chức, viên chức trong các trường hợp sau đây:
a. Cho mượn thẻ, thẻ được cấp không đúng quy định của pháp luật;
b. Thôi việc hoặc vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
c. Thay đổi cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác, vị trí chức danh công việc hoặc chức vụ công tác.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp thẻ có trách nhiệm thu hồi thẻ, cắt góc hoặc đột lỗ trên thẻ để không đưa thẻ vào sử dụng.
Theo đó, có 03 trường hợp bị thu hồi thẻ cán bộ công chức viên chức, bao gồm:
- Cho mượn thẻ, thẻ được cấp không đúng quy định của pháp luật;
- Thôi việc hoặc vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
- Thay đổi cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác, vị trí chức danh công việc hoặc chức vụ công tác.
Khi sử dụng thẻ cán bộ công chức viên chức có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV có quy định về trách nhiệm của cán bộ công chức viên chức trong việc quản lý và sử dụng thẻ như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý và sử dụng thẻ
1. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng thẻ theo đúng quy định tại Quyết định này. Tuyệt đối không được cho mượn thẻ dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Cán bộ, công chức, viên chức làm mất hoặc làm hư hỏng thẻ phải báo cáo và giải trình với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý thẻ; đồng thời đề nghị được cấp lại hoặc đổi thẻ mới.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phải trả lại thẻ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ; đồng thời đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị mới cấp thẻ để sử dụng.
4. Cán bộ, công chức, viên chức thay đổi về chức danh công việc hoặc chức vụ công tác thì đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp đổi thẻ mới.
5. Cán bộ, công chức, viên chức khi nghỉ hưu được giữ thẻ của mình sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý thẻ đã cắt góc hoặc đột lỗ trên thẻ.
Như vậy việc quản lý và sử dụng thẻ là trách nhiệm chung của của cán bộ, công chức, viên chức, các cá nhân này cần đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?