Phi công giảng viên bay trong quân sự cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Phi công giảng viên bay được pháp luật giải thích như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BQP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Phi công giảng viên (áp dụng đối với Trường sỹ quan Không quân) và phi công giáo viên (áp dụng với các đơn vị chiến đấu) là người dạy cho học viên bay và phi công khi bay đào tạo, bay hồi phục, bay chuyển loại hoặc huấn luyện các bài bay, khoa mục bay mới; là người kiểm tra bay đối với các phi công và học viên bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu (giáo trình huấn luyện đào tạo) hoặc chỉ thị của cấp trên và chịu trách nhiệm về kết quả, an toàn chuyến bay.
Như vậy, phi công giảng viên bay theo quy định pháp luật được hiểu là:
- Người dạy cho học viên bay và phi công khi bay đào tạo, bay hồi phục, bay chuyển loại hoặc huấn luyện các bài bay, khoa mục bay mới.
- Người kiểm tra bay đối với các phi công và học viên bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu (giáo trình huấn luyện đào tạo) hoặc chỉ thị của cấp trên và chịu trách nhiệm về kết quả, an toàn chuyến bay.
Phi công giảng viên bay theo quy định pháp luật (Hình từ Internet)
Phi công giảng viên bay có các cấp bậc kỹ thuật nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BQP có rõ về các cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay được quy định như sau:
Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự
...
3. Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay:
a) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 3;
b) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 2;
c) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 1.
Hiện nay, đối với phi công giảng viên bay được phân cấp kỹ thuật thành 3 cấp từ thấp đến cao là cấp 3, cấp 2 và cấp 1.
Phi công giảng viên bay trong quân sự cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 120/2020/TT-BQP có được quy định như sau:
Tiêu chuẩn phi công giảng viên bay, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường và dẫn đường trên không quân sự cấp 3
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và khả năng thực hiện nhiệm vụ:
a) Là phi công giảng viên bay, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường và dẫn đường trên không quân sự không cấp;
b) Đã được phê chuẩn làm giảng viên 100% các khoa mục bay trong đề cương huấn luyện đào tạo học viên;
c) Đã được sát hạch, phê chuẩn thực hiện nhiệm vụ, bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp theo tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu, Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn huyện, đào tạo nâng cao và sẵn sàng chiến đấu;
d) Làm giảng viên bay đào tạo học viên bay từ 4 khóa trở lên và có ít nhất 7 học viên bay đã tốt nghiệp.
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công giảng viên máy bay phản lực ≥ 550 giờ; đối với phi công giảng viên bay máy bay sơ cấp, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường, dẫn đường trên không ≥ 600 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công, thành viên tổ bay chuyển loại ≥ 50 giờ.
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 120/2020/TT-BQP có được quy định như sau:
Tiêu chuẩn phi công giảng viên bay, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường và dẫn đường trên không quân sự cấp 2
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và khả năng thực hiện nhiệm vụ:
a) Là phi công giảng viên bay, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường và dẫn đường trên không quân sự cấp 3;
b) Đã được sát hạch, phê chuẩn thực hiện nhiệm vụ, phê chuẩn giáo viên bay các khoa mục theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Làm giảng viên bay đào tạo học viên bay từ 7 khóa trở lên và có ít nhất từ 11 đến 13 học viên bay đã tốt nghiệp.
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công giảng viên máy bay phản lực ≥ 800 giờ; đối với phi công giảng viên bay máy bay sơ cấp, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường, dẫn đường trên không ≥ 850 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công, thành viên tổ bay chuyển loại ≥ 80 giờ.
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 120/2020/TT-BQP có được quy định như sau:
Tiêu chuẩn phi công giảng viên bay, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường và dẫn đường trên không quân sự cấp 1
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và khả năng thực hiện nhiệm vụ:
a) Là phi công giảng viên bay, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường và dẫn đường trên không quân sự cấp 2;
b) Đã được sát hạch, phê chuẩn thực hiện nhiệm vụ, giáo viên bay đào tạo các khoa mục theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Làm giảng viên bay đào tạo học viên bay từ 9 khóa trở lên và có ít nhất từ 14 đến 17 học viên bay đã tốt nghiệp.
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công giảng viên máy bay phản lực ≥ 1100 giờ; đối với phi công giảng viên bay máy bay sơ cấp, phi công giảng viên lái chính, phi công kiêm dẫn đường, dẫn đường trên không ≥ 1150 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công, thành viên tổ bay chuyển loại ≥ 120 giờ.
Như phân tích ở trên phi công giảng viên bay được phân thành 3 cấp và mỗi cấp cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và khả năng thực hiện nhiệm vụ cũng như tiêu chuẩn về giờ bay.
Phi công giảng viên bay có thể bị hạ cấp kỹ thuật?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 120/2020/TT-BQP có được quy định như sau:
Hạ cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay
1. Hạ cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay được tiến hành trong các trường hợp sau:
a) Hạ 01 cấp đối với phi công, thành viên tổ bay do bản thân gây ra uy hiếp an toàn bay nghiêm trọng, tai nạn bay;
b) Hạ 01 cấp đối với phi công giảng viên bay quân sự do học viên mình trực tiếp kèm để xảy ra uy hiếp an toàn bay nghiêm trọng, tai nạn bay (trong ban bay thả đơn đầu);
c) Hạ 01 cấp đối với phi công, thành viên tổ bay đã hết thời gian được lưu cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Thông tư này mà không đủ điều kiện giữ cấp quy định tại Điều 26 Thông tư này;
d) Hạ về cấp tương ứng trong tiêu chuẩn đối với phi công, thành viên tổ bay đã hết thời gian được lưu cấp quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 27 Thông tư này mà không đủ tiêu chuẩn phân cấp quy định tại Chương III Thông tư này.
2. Đối với các trường hợp phi công, thành viên tổ bay để xảy ra uy hiếp an toàn bay nghiêm trọng, tai nạn bay. Khi kết luận của Hội đồng điều tra uy hiếp an toàn bay nghiêm trọng, tai nạn bay có hiệu lực, cơ quan thường trực Hội đồng xét phân cấp có văn bản đề nghị:
a) Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam hạ từ cấp 1 xuống cấp 2 đối với phi công, phi công giảng viên bay, phi công kiêm dẫn đường;
b) Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Binh đoàn 18 hạ 01 cấp đối với các cấp kỹ thuật bay còn lại.
Như quy định trên, phi công giảng viên bay có thể bị hạ 01 cấp bậc kỹ thuật phi công nếu để xảy ra uy hiếp an toàn bay nghiêm trọng, tai nạn bay (trong ban bay thả đơn đầu).
Có thể thấy, các phi công giảng viên bay có trách nhiệm giảng dạy và huấn luyện các học viên phi công về các kỹ năng bay và các quy trình an toàn. Để đảm bảo việc giảng dạy và huấn luyện này được thực hiện đúng cách, các phi công giảng viên bay cần phải có đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.
Việc hạ cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay là một biện pháp bảo đảm an toàn bay cao và giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Nó giúp đảm bảo rằng các phi công giảng viên bay luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao trong quá trình đào tạo phi công.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?