Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ công chức viên chức là gì? Cách sử dụng ra sao?
Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ công chức viên chức là gì?
Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức là giải pháp tổng thể được thiết kế và xây dựng áp dụng cho khối cơ quan Nhà nước.
Qua đó giúp cho các cơ quan Nhà nước theo dõi quá trình biến đổi thông tin của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình công tác từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến nghỉ hưu.
Hệ thống giúp các đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức, viên chức quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công sức, thuận tiện trọng việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ công chức, viên chức.
Hệ thống phần mềm có các chức năng phân quyền đến từng đơn vị, cho phép Cán bộ tổ chức được phép cập nhật hồ sơ CBCCVC của đơn vị mình và đảm bảo tính bảo mật của hồ sơ giữa các đơn vị.
Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ công chức giúp giải quyết các vấn đề quản lý cán bộ, công chức tại cơ sở. Do đó, công cụ này được trang bị đầy đủ các tính năng cần thiết cho công việc như:
+ Quản lý tổ chức
+ Quản lý hồ sơ CBCCVC
+ Quản lý quá trình công tác
+ Quản lý quá trình lương, phụ cấp
+ Quản lý quá trình biên chế, hợp đồng
+ Quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng
+ Quản lý quá trình khen thưởng, kỷ luật
+ Quản lý quá trình bảo hiểm
+ Quản lý quá trình công tác Đảng
+ Quản lý nâng lương thường xuyên/ trước hạn
+ Quản lý điều động/ thuyên chuyển
+ Quản lý bổ nhiệm/ bổ nhiệm lại
+ Quản lý nghỉ hưu/ thôi việc
+ Tra cứu, tìm kiếm hồ sơ CBCCVC
+ Báo cáo thống kê
Xem chi tiết tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ công chức viên chức của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ sau:
https://pmis.moet.gov.vn/index.php?option=com_users&view=login
Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ công chức viên chức là gì? Cách sử dụng ra sao? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức?
Căn cứ Điều 69 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quản lý nhà nước về viên chức
...
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức;
b) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;
d) Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về viên chức;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về viên chức;
e) Hàng năm, báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.
...
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức và có các nhiệm vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức.
Quản lý cán bộ, công chức, viên chức dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Cán bộ, công chức 2008 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
4. Việc sử dụng, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
Theo đó, việc quản lý cán bộ, công chức phải đảm bảo tuân thủ 05 nguyên tắc được nêu trên.
Căn cứ Điều 6 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Các nguyên tắc quản lý viên chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
Theo đó, việc quản lý viên chức phải tuân thủ 04 nguyên tắc được nêu như trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?