Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản năm 2024?
Lương cơ sở là gì?
Theo các quy định hiện nay về cán bộ, công chức, viên chức, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp bảo hiểm xã hội, đã đề cập đến lương cơ sở, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm lương cơ sở.
Nhưng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP ta có thể hiểu lương cơ sở là mức lương để dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương. Về những khoản như mức lương phụ cấp và từ mức lương đó thực hiện các chế độ khác nhau theo các quy định của pháp luật.
Mức lương cơ sở được tính là mức lương thấp nhất. Trong đó chưa bao gồm các chế độ như khen thưởng, phụ cấp,…
Mức lương cơ sở có thể đem lại một sự rõ ràng trong chế độ về trả lương, chính xác, minh bạch công khai các khoản lương hơn. Bên cạnh đó chúng ta có thể thể căn cứ vào mức lương cơ sở để:
- Tính những khoản về chi phí, mức hoạt động phí, sinh hoạt theo quy định của pháp luật;
- Tính đúng và chính xác các khoản trích được chi trả từ nguồn vốn của công ty là bao nhiêu và các chế độ của người lao động và các khoản lợi nhuận được hưởng theo mức lương cơ sở.
Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản năm 2024? (Hình từ Internet)
Lương cơ bản là gì?
Theo quy định hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.
Tuy nhiên, có thể hiểu lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó không bao gồm các khoản tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung. Lương cơ bản là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Đây là mức lương được dùng làm căn cứ tính đóng các khoản bảo hiểm gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Do đó, trong nhiều trường hợp, lương cơ bản không phải là lương thực nhận của người lao động.
Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản năm 2024?
Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản dựa trên những tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Lương cơ sở | Lương cơ bản |
Mức lương | Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng. | Lương cơ bản không được quy định trong văn bản pháp luật nào, mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. |
Đối tượng áp dụng | - Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện; - Cán bộ, công chức cấp xã; - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; - Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP; - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. | Mức lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực trong và ngoài Nhà nước. Hay nói cách khác, lương cơ bản là khái niệm được sử dụng phổ biến cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. |
Cách xác định | Vì mức lương cơ sở đã được quy định bằng con số rõ ràng trong các văn bản pháp luật nên mang tính cố định. | Ngược lại, để xác định lương cơ bản, đơn vị cần phải xác định dựa vào nhiều yếu tố. Vì lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực doanh nghiệp và khu vực Nhà nước nên cách thức tính toán cũng có sự khác nhau. Cách tính lương cơ bản cho cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương. Cách tính lương cơ bản cho các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước: Đối với những lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước, mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP (quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động), lương tối thiểu hiện nay như sau: Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp thuộc vùng nào thì sẽ tính lương cơ bản dựa vào lương tối thiểu vùng của khu vực đó. Doanh nghiệp cần lưu ý mức lương cơ bản không được nhỏ hơn lương tối thiểu vùng. |
Chu kỳ thay đổi, điều chỉnh | Nếu như mức lương cơ sở được Nhà nước quy định để đảm bảo đời sống của mọi người. Vì vậy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh của mức lương cơ sở gồm có: Chính sách của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả, chỉ số tiêu dùng,… Như vậy mức lương cơ sở không có chu kỳ thay đổi cố định mà sẽ thuận theo tình hình thực tế của Quốc gia. | Đối với lương cơ bản, ngoài yếu tố thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động thì lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức lương tối thiểu, loại hình doanh nghiệp, cách thức tính của từng đơn vị, cấp bậc, trình độ, kinh nghiệm,… Trong đó, yếu tố đáng chú ý nhất là mức lương tối thiểu vùng, hệ số lương và lương cơ sở. Như vậy khác với lương cơ sở chu kỳ thay đổi của lương cơ bản sẽ tuỳ theo sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các đơn vị doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Đối với đơn vị trong khu vực nhà nước thì chu kỳ thay đổi lương cơ bản phụ thuộc theo chu kỳ thay đổi của lương cơ sở. Theo đó khi có sự điều chỉnh lương cơ sở thì lương cơ bản trong trường hợp này cũng sẽ được điều chỉnh theo. |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?