Phân biệt đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn?

Theo quy định mới thì đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn được phân biệt thế nào?

Phân biệt đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn?

Căn cứ theo Điều 29 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Tài chính công đoàn
1. Nguồn tài chính công đoàn bao gồm:
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
b) Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động;
c) Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
d) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định phương thức, thời hạn và nguồn đóng kinh phí công đoàn; trường hợp không đóng hoặc chậm đóng kinh phí công đoàn; nội dung ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo đó, phân biệt đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn như sau:

* Về đoàn phí: sẽ do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đoàn viên công đoàn là người lao động được kết nạp hoặc công nhận vào Công đoàn Việt Nam theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam theo khoản 6 Điều 4 Luật Công đoàn 2024.

* Về kinh phí: sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng.

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

>> Công đoàn Việt Nam có bao nhiêu cấp? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn theo quy định hiện nay là gì?

Phân biệt đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn?

Phân biệt đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do gì sẽ được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.
Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
4. Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn; quy định chi tiết các nội dung khác của Điều này.

Theo đó, doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng sẽ được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

Hỗ trợ công đoàn cơ sở nơi được giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ nguồn nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
...
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây:
...
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
e) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp phát động;
g) Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch cho đoàn viên công đoàn và người lao động;
h) Khen thưởng, động viên người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
i) Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động theo quy định của pháp luật;
k) Hoạt động bảo đảm bình đẳng giới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn;
l) Nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức Công đoàn;
m) Chi quản lý hành chính để phục vụ hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp, hoạt động hợp tác quốc tế của Công đoàn;
n) Trả lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp hoạt động cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
o) Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật;
p) Hỗ trợ công đoàn cơ sở nơi được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn quy định tại Điều 30 của Luật này để chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động;
q) Hoạt động xã hội do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp;
r) Nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định sẽ hỗ trợ công đoàn cơ sở nơi được giảm mức đóng kinh phí công đoàn để chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động từ nguồn tài chính công đoàn.

Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

Đóng kinh phí công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phân biệt đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn?
Lao động tiền lương
Tổng hợp các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 1/7/2025 dành cho doanh nghiệp?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp tạm dừng đóng kinh phí công đoàn thì sau có phải đóng bù không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp gặp khó khăn được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 1/7/2025 đúng không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, giảm mức đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp được tạm dừng đóng kinh phí công đoàn khi nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp được miễn đóng kinh phí công đoàn trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần đúng không?
Lao động tiền lương
Tăng tiền đóng kinh phí công đoàn từ 1/7/2024 khi có mức lương cơ sở mới đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng kinh phí công đoàn
33 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng kinh phí công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đóng kinh phí công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào