NLĐ nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước có vi phạm pháp luật không? NLĐ có phải bồi thường trong trường hợp nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước?
NLĐ nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Theo đó, NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trong khoảng thời gian như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.
Như vậy, NLĐ có hành vi nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước là đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xem là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Tuy nhiên, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động không cần phải báo trước với người sử dụng lao động.
NLĐ nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước có vi phạm pháp luật không? NLĐ có phải bồi thường trong trường hợp nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước?
NLĐ có phải bồi thường trong trường hợp nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước?
Như đã đề cập bên trên, NLĐ nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước trường hợp thuộc khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 sẽ bị xem là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Chiếu theo quy định trên, trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì NLĐ có các nghĩa vụ sau đây:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.
Như vậy, trong trường hợp NLĐ nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước thì NLĐ có nghĩa vụ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Ngoài ra, nếu NLĐ được người sử dụng lao động đào tạo thì NLĐ còn có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo đó.
Có thể thấy, hệ lụy của việc nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, khiến họ mất đi trợ cấp thôi việc, phải chịu các khoản bồi thường, mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa NLĐ và người sử dụng lao động.
Tóm lại, việc nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước không chỉ dẫn đến những nghĩa vụ bồi thường mà còn có thể ảnh hưởng đến tương lai nghề nghiệp của NLĐ.
Do đó, trước khi quyết định nghỉ việc, NLĐ nên cân nhắc kỹ lưỡng các hệ lụy pháp lý và tài chính, đồng thời tìm cách thương lượng với NSDLĐ để đạt được thỏa thuận hợp lý và tránh những tranh chấp không cần thiết.
Có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
Như vậy, cả người lao động và người sử dụng lao động khi có sự thay đổi về quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng thì có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc hủy bỏ quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên, đặc biệt nếu lý do ban đầu dẫn đến quyết định nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng không còn phù hợp.
Tuy nhiên việc hủy bỏ quyết định này phải được thực hiện trước khi hết thời hạn báo trước và phải có thông báo bằng văn bản về việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và được bên còn lại đồng ý cho hủy bỏ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?