Như thế nào là hợp đồng lao động vô hiệu từng phần?
Như thế nào là hợp đồng lao động vô hiệu từng phần?
Căn cứ Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Theo đó, hợp đồng vô hiệu từng phần là hợp đồng có một phần nội dung hợp đồng trái quy định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Ai có thẩm quyền quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần?
Căn cứ Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, cụ thể như sau:
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Theo đó, Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu trong đó có cả hợp đồng lao động vô hiệu từng phần.
Như thế nào là hợp đồng lao động vô hiệu từng phần?
Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu từng phần nhưng hai bên không thể sửa thì phải làm sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
...
3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.”
Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì sẽ được xử lý theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu mới nhất được quy định như thế nào
Căn cứ khoản 2 Điều 401 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
...
2. Đơn yêu cầu của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.
Đối chiếu với khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn.
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự.
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu.
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có).
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Hiện nay đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sử dụng theo Mẫu số 01-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP
Tải mẫu đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?