Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng nhân dân, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, các quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân; ký chứng thực nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Lãnh đạo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân;
c) Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và Nhân dân;
d) Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong các trường hợp theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.
...
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân là:
- Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng nhân dân, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, các quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân; ký chứng thực nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Lãnh đạo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân;
- Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và Nhân dân;
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong các trường hợp theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
1. Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức. Người xin từ chức phải làm đơn xin từ chức và gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
2. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
4. Kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 34 của Luật này phê chuẩn.
Theo đó, Hội đồng nhân dân miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Hiện nay Đại biểu Hội đồng nhân dân là ai?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
...
Theo đó, Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.











- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?
- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?
- Lời chúc ngày 6 4 ngắn gọn, ý nghĩa và hay nhất, cụ thể ra sao? Công ty có phải thưởng cho người lao động vào ngày này không?
- Toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ cấp xã đến Trung ương theo chức vụ lãnh đạo chuyển xếp lương thế nào?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Đối tượng được hưởng mức lương hưu tối đa khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là ai?