Nhiễm biến chủng mới của Covid 19, người lao động có phải đi làm không?
Nhiễm biến chủng mới của Covid 19 người lao động có phải đi làm không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại mục 1.2 và mục 2.1, 2.2 Công văn 1909/BYT-DP năm 2022 có quy định về xác định ca bệnh F0, F1 và các biện pháp y tế được áp dụng như sau:
1. Định nghĩa ca bệnh COVID-19
1.2. Ca bệnh xác định là một trong số các trường hợp sau:
a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).
b) Là người có triệu chứng lâm sàng (nêu tại điểm a, điểm c của mục 1.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
c) Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
…
2. Biện pháp y tế đối với ca bệnh giám sát, ca bệnh xác định và người tiếp xúc gần
2.1. Đối với ca bệnh giám sát, ca bệnh xác định
Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.
2.2. Đối với người tiếp xúc gần
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định, người tiếp xúc gần phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp y tế sau:
- Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.
- Tự theo dõi sức khoẻ (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh), khi có triệu chứng của bệnh (sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
- Khi có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm theo quy định.
Như vậy đối với những người lao động là F0 thì phải thực hiện biện pháp cách ly, điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Còn người lao động là người tiếp xúc gần (F1) thì thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, tự theo dõi sức khoẻ của mình.
Do đó tuỳ theo quy chế công ty cũng như dựa vào tình hình sức khoẻ mà biến chủng mới của Covid 19 gây ra. Công ty có thể vẫn để người lao động F1 đi làm bình thường và việc này cũng không hề trái với quy định pháp luật.
Biến chủng mới của Covid 19 (Hình từ Internet)
Trong bối cảnh biến chủng mới của Covid 19 người lao động làm giả giấy xét nghiệm Covid 19 sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp người lao động làm giả giấy xét nghiệm Covid 19 của các cơ quan chức năng là hành vi vi phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cụ thể:
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa bổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lại bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, việc làm giả, sử dụng con dấu giả còn được đề cập theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
Như vậy, trong bối cảnh biến chủng mới của Covid đang gia tăng mà người lao động có hành vi gian dối làm giả giấy xét nghiệm Covid 19 tuỳ theo mức độ phạm tội có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Tái nhiễm biến chủng mới của Covid 19 người lao động có được hưởng bảo hiểm xã hội nữa không?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này.
Để được hưởng chế độ này, người lao động cần đáp ứng điều kiện tại Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là trong quá trình làm việc mắc bệnh Covid 19 và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Bên cạnh đó, Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Từ đó, có thể thấy trong trường hợp người lao động nhiễm Covid nhưng bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% có thể hưởng chế độ ốm đau khi có Giấy ra viện đối với điều trị nội trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với điều trị ngoại trú do cơ sở khám chữa bệnh cấp.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc nhưng hậu Covid vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, chưa phục hồi thì NLĐ còn được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Đồng thời, hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn chỉ khác không có quy định về số lần hưởng bảo hiểm xã hội khi người lao động nhiễm covid 19 hay nhiễm biến chủng mới của Covid 19
Do đó, khi người nhiễm biến chủng mới của Covid-19 đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau, chế độ dưỡng sức, bệnh nghề nghiệp nêu trên mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ tối đa trong một năm theo quy định thì có thể tiếp tục hưởng chế độ BHXH.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?