Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu đường sắt có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
- Chức danh nào được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu?
- Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu đường sắt có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
Tại khoản 3 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.
Theo quy định về quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu nêu trên, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu không? (Hình từ Internet)
Chức danh nào được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu?
Tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trước đây đã đảm nhiệm công tác trong thời gian ít nhất 01 năm.
Như vậy, theo quy định trên, chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu theo sự phân công của người sử dụng lao động.
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
2. Nhiệm vụ: Là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến;
Như vậy, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến.
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
1. Tiêu chuẩn:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
...
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định có quy định:
Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị bao gồm các chức danh sau đây:
1. Nhân viên điều độ chạy tàu.
2. Lái tàu.
3. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga.
4. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
Theo đó, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị.
Theo quy định về tiêu chuẩn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu nêu trên, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị.
Đồng thời, phải có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?