Nhà giáo tại cơ sở giáo dục phổ thông được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Nhà giáo tại cơ sở giáo dục phổ thông được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Nhà giáo tại cơ sở giáo dục phổ thông được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú khi đáp ứng được các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 8 Nghị định 35/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2024/NĐ-CP;
- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên;
- Tâm huyết, tận tụy với nghề, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách người học; có uy tín về chuyên môn, ảnh hưởng rộng rãi trong ngành, lĩnh vực hoặc cấp tỉnh, là tấm gương sáng, nhà giáo mẫu mực, xuất sắc tiêu biểu trong đổi mới quản lý, nuôi dạy, giảng dạy;
- Có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp;
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có đóng góp vì lợi ích cộng đồng, vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo; được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.
- Tác giả 01 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
- Tham gia biên soạn 02 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 02 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc 02 lần tham gia biên soạn, phát triển chương trình, sách giáo khoa, chương trình các môn học, tài liệu giáo dục địa phương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp liên quan phê duyệt theo thẩm quyền hoặc chủ biên 01 giáo trình hoặc chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu;
- Có 05 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; 01 lần đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 02 lần được tặng bằng khen theo công trạng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
Như vậy, nhà giáo tại cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng được các tiêu chuẩn trên sẽ đủ điều kiện được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Lưu ý: Điều kiện trên không áp dụng cho trường hợp nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Nhà giáo tại cơ sở giáo dục phổ thông được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú có quyền lợi và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:
Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
1. Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2. Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
3. Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Theo đó, Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú có các quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:
- Được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Phải giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
- Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Trong quá trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mà giáo viên chuyển đổi vị trí công tác thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xét tặng và cách tính thành tích
...
2. Thời gian được cơ quan, đơn vị quản lý theo thẩm quyền cử đi học tập trung sau khi được tuyển dụng vào ngành Giáo dục được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục và không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
3. Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
4. Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại đơn vị đó.
...
Như vậy, nếu trong quá trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mà giáo viên chuyển đổi vị trí công tác thì sẽ xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú tại Hội đồng cấp cơ sở.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?