Nhà giáo có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự không?

Cho tôi hỏi nhà giáo có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự không? Câu hỏi của chị T.G (Quảng Bình)

Nhà giáo có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự không?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục quy định như sau:

Phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự
1. Đối tượng được phong tặng:
a) Nhà giáo, nhà khoa học;
b) Nhà hoạt động chính trị, xã hội.
2. Điều kiện được phong tặng:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này;
b) Có bằng tiến sĩ.
3. Quy trình phong tặng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Quyết định phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Giáo sư danh dự”. Cơ sở giáo dục đại học công khai thông tin của người được phong tặng trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và gửi quyết định phong tặng về Bộ Giáo dục và Đào tạo sau mỗi lần phong tặng.

Theo đó, nhà giáo thuộc đối tượng được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện là:

- Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng.

- Có bằng tiến sĩ.

Nhà giáo có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự không?

Nhà giáo có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự không?

Quy trình phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định quy trình phong tặng Giáo sư danh dự thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 84/2020/NĐ-CP.

Như vậy, quy trình phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự được quy định như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học tổ chức họp hội đồng khoa học và đào tạo để xem xét việc phong tặng bảo đảm đúng đối tượng, điều kiện theo quy định;

- Căn cứ quyết nghị của hội đồng khoa học và đào tạo, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học trình hội đồng trường xem xét, thông qua. Trên cơ sở nghị quyết của hội đồng trường, hiệu trưởng, giám đốc ra quyết định phong tặng và tổ chức lễ trao tặng danh hiệu;

- Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hoặc Cơ quan đại diện của nước có người được đề nghị phong tặng có ý kiến việc không vi phạm pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo hiện nay như sau:

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Theo đó, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo hiện nay được quy định như sau:

- Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

- Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Giáo sư danh dự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhà giáo có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự không?
Lao động tiền lương
Khi nào nhà giáo được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo sư danh dự
455 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào