Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm là gì?

Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm là gì?

Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm là gì?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:

Quỹ quốc gia về việc làm
1. Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Các nguồn hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm là:

- Ngân sách nhà nước;

- Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Các nguồn hợp pháp khác.

Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm là gì?

Cơ quan nào đang quản lý Quỹ quốc gia về việc làm?

Hiện nay việc quản lý Quỹ quốc gia về việc làm tại Điều 21 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Quản lý Quỹ quốc gia về việc làm
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây viết tắt là Quỹ).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình) được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
3. Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, Quỹ quốc gia về việc làm sẽ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam là các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ.

Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

Theo đó, người lao động thuộc đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Tuy nhiên không phải bất kì người lao động nào cũng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm mà phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Căn cứ tại Điều 13 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:

Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.

Như vậy, người lao động thuộc đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Quỹ quốc gia về việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
NLĐ muốn được vay lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm thì cần điều kiện gì?
Lao động tiền lương
02 hoạt động được sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Lao động tiền lương
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được vay vốn 100 triệu đồng có đúng không?
Lao động tiền lương
Người lao động nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp?
Lao động tiền lương
Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là gì?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Lao động tiền lương
Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?
Lao động tiền lương
Mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm chuẩn xác nhất 2024?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quỹ quốc gia về việc làm
661 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào