Người vận hành hệ thống lạnh phải được đào tạo như thế nào?

Cho tôi hỏi yêu cầu về người vận hành hệ thống lạnh phải được đào tạo đáp ứng những yêu cầu nào? Câu hỏi của anh N.D.N (Ninh Bình).

Khi sử dụng hệ thống lạnh phải đề phòng đặc biệt những vấn đề gì?

Căn cứ tiết 2.2.3 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH quy định như sau:

2.2.3. Các yêu cầu cho sử dụng:
...
2.2.3.2. Các đề phòng đặc biệt khác:
a) Bảo vệ quạt và các bộ phận máy chuyển động:
Các quạt và tất cả các bộ phận máy có chuyển động phải được che chắn và bảo vệ.
b) Môi chất làm lạnh trong buồng máy:
- Chỉ được lưu trữ các loại môi chất làm lạnh thuộc Nhóm 1 theo Phân loại tại Mục 2.3.1 của TCVN 6104:1996 (ISO 5149:1993).
- Phải có kho chứa riêng đối với môi chất làm lạnh thuộc Nhóm 2, Nhóm 3 theo Phân loại tại Mục 2.3.1 của TCVN 6104:1996 (ISO 5149:1993).
- Không được thải trực tiếp môi chất làm lạnh ra ngoài môi trường.
- Các bình chứa không được chứa đầy quá mức khối lượng cho phép của bình chứa đối với từng loại môi chất làm lạnh
c) Các biển cảnh báo:
Các buồng lạnh, các buồng có khí nguy hiểm, các buồng máy... phải được cảnh báo rõ ràng trên các cửa ra vào cùng với thông báo “không nhiệm vụ miễn vào”. Ngoài ra còn phải có các thông báo “cấm vận hành thiết bị khi không được phép”.
d) An toàn cho người ở trong buồng lạnh:
- Phải bố trí đèn dẫn ra cửa thoát hiểm bằng một nguồn điện độc lập khác hoặc dùng sơn phát quang trong trường hợp đèn chiếu sáng bị hỏng hoặc sự cố gây mất điện.
- Sau khi ngừng công việc, phải kiểm tra để đảm bảo chắc chắn không còn ai ở lại bên trong buồng lạnh rồi mới được khóa cửa.
- Buồng lạnh phải thiết kế để đảm bảo người ở trong buồng lạnh có thể tự thoát ra ngoài hoặc có thể báo cho người bên ngoài bất kỳ lúc nào. Buồng lạnh phải có đủ những điều kiện sau:
+ Các cửa ra vào có thể mở được từ cả bên trong lẫn bên ngoài;
+ Lắp đặt đèn báo tín hiệu, còi hoặc chuông được điều khiển từ bên trong gần cửa ra vào và có thể được nhìn thấy, nghe thấy được từ bên ngoài.
+ Trang bị rìu ở bên trong gần cửa ra vào;
+ Trang bị điện thoại liên lạc ra bên ngoài trong mỗi buồng lạnh;
+ Trong trường hợp cửa ra vào được đóng mở bằng điện hoặc khí nén phải có một cơ cấu để mở cửa bằng tay từ bên trong;
+ Các cửa thoát hiểm được cách nhiệt và mở được từ bên trong;
e) Phải có các thiết bị phun nước để sử dụng trong trường hợp rò rỉ amoniac.
g) Đường ống nước:
Việc nối các đường ống nước với nguồn cung cấp nước hoặc chỗ thải nước phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế hiện hành.
h) Thải môi chất làm lạnh:
Khi thải môi chất làm lạnh bắt buộc phải có thiết bị thu gom đúng yêu cầu kỹ thuật, cấm thải môi chất làm lạnh ra ngoài môi trường.
i) Ghi nhãn cho các hệ thống lạnh đã được lắp ráp và được lắp đặt tại hiện trường: Áp dụng theo Mục 4.2.7 của TCVN 6104:1996 (ISO 5149:1993).
...

Như vậy, khi sử dụng hệ thống lạnh phải đề phòng đặc biệt những vấn đề sau:

- Bảo vệ quạt và các bộ phận máy chuyển động;

- Môi chất làm lạnh trong buồng máy;

- Các biển cảnh báo;

- An toàn cho người ở trong buồng lạnh;

- Phải có các thiết bị phun nước để sử dụng trong trường hợp rò rỉ amoniac;

- Đường ống nước;

- Thải môi chất làm lạnh;

- Ghi nhãn cho các hệ thống lạnh đã được lắp ráp và được lắp đặt tại hiện trường.

Người vận hành hệ thống lạnh phải được đào tạo như thế nào?

Người vận hành hệ thống lạnh phải được đào tạo như thế nào? (Hình từ Internet)

Người vận hành hệ thống lạnh phải được đào tạo như thế nào?

Căn cứ tiết 2.2.4 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH quy định như sau:

2.2.4. Các yêu cầu về vận hành:
2.2.4.1. Đào tạo:
a) Đào tạo người vận hành:
- Người vận hành phải được đào tạo đầy đủ và phải có đủ kỹ năng, tay nghề và sự hiểu biết về các thiết bị có liên quan. Người vận hành phải được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động và được cấp chứng chỉ theo quy định.
- Trước khi đưa hệ thống lạnh mới đi vào hoạt động, người vận hành phải được hướng dẫn về cấu tạo, hoạt động và các biện pháp an toàn cần có; phải hiểu rõ sự nguy hiểm do tính chất đặc biệt của môi chất làm lạnh gây ra đối với sức khỏe con người.
b) Vận hành:
Đơn vị sử dụng hệ thống lạnh chứa nhiều hơn 25kg môi chất làm lạnh phải đặt một bảng chỉ dẫn dễ nhìn thấy gần máy nén lạnh, trên đó ghi chỉ dẫn về những việc phải thực hiện trong trường hợp có sự cố hư hỏng và rò rỉ như sau:
- Các chỉ dẫn để tắt cả hệ thống lạnh trong trường hợp khẩn cấp;
- Tên và địa chỉ của trạm chữa cháy, cảnh sát và bệnh viện;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của dịch vụ sửa chữa. Trên bảng cần có sơ đồ động của thiết bị trên đó có chỉ dẫn số hiệu hoặc các ghi chú khác của van chặn.
...

Như vậy, người vận hành hệ thống lạnh phải được đào tạo như sau:

- Phải được đào tạo đầy đủ và phải có đủ kỹ năng, tay nghề và sự hiểu biết về các thiết bị có liên quan.

- Phải được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động và được cấp chứng chỉ theo quy định.

- Trước khi đưa hệ thống lạnh mới đi vào hoạt động, phải được hướng dẫn về cấu tạo, hoạt động và các biện pháp an toàn cần có;

- Phải hiểu rõ sự nguy hiểm do tính chất đặc biệt của môi chất làm lạnh gây ra đối với sức khỏe con người.

Doanh nghiệp có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng lao động làm việc trong hệ thống lạnh?

Căn cứ Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH quy định như sau:

6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
6.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, sửa chữa lắp đặt, quản lý và sử dụng hệ thống lạnh có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
6.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng hệ thống lạnh tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy.

Như vậy, doanh nghiệp làm nhiệm vụ chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, sửa chữa lắp đặt, quản lý và sử dụng hệ thống lạnh có những trách nhiệm được quy định như trên.

Hệ thống lạnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người vận hành hệ thống lạnh phải được đào tạo như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hệ thống lạnh
2,513 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống lạnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống lạnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào