Người sử dụng lao động phải quản lý sức khỏe người lao động như thế nào?

Cho tôi hỏi người sử dụng lao động phải quản lý sức khỏe người lao động như thế nào? Câu hỏi từ anh V.V.Q (Nam Định).

Người sử dụng lao động phải quản lý sức khỏe người lao động như thế nào?

Căn cứ Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về quản lý sức khỏe người lao động, cụ thể như sau:

Quản lý sức khỏe người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

Theo đó, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

Người sử dụng lao động phải quản lý sức khỏe người lao động như thế nào?

Người sử dụng lao động phải quản lý sức khỏe người lao động như thế nào?

Khi nào phải quản lý sức khỏe người lao động?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Nội dung quản lý vệ sinh lao động
...
2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

Theo đó, hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

Việc quản lý sức khỏe người lao động cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động, cụ thể như sau:

Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Theo đó, việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

- Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này.

+ Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc.

Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với Công đoàn thế nào?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động được Công đoàn giám sát có quyền và trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động ở nước ngoài bị phá sản thì người lao động có được hỗ trợ về nước không?
Lao động tiền lương
Công ty dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là cá nhân cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mở rộng quyền của người sử dụng lao động trong Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất như nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có phải xây dựng quan hệ lao động không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là cá nhân chết thì có cần thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động cho NLĐ không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có được quyền can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người sử dụng lao động
3,275 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào