Người ra quyết định thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực phải làm gì khi kết thúc thanh tra?
Thanh tra có được yêu cầu kiểm định trước hạn đối với những nồi hơi và bình chịu áp lực khi phát hiện có thiếu sót hay không?
Tại tiểu mục 7.1.2 Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
Thanh tra, kiểm tra và điều tra sự cố
7.1. Công tác thanh tra nồi hơi, bình chịu áp lực
7.1.1. Thanh tra Nhà nước về lao động thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước, quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành đối với các cơ sở thực hiện việc chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng nồi hơi, thiết bị chịu áp lực và việc kiểm định nồi hơi, bình chịu áp lực của cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn tại các cơ sở sử dụng.
7.1.2. Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Nhà nước về lao động có quyền:
a, Yêu cầu chủ cơ sở và những người có liên quan cung cấp tình hình quản lý đảm bảo an toàn trong việc chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng và các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến nồi hơi, bình chịu áp lực;
b, Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định của Nhà nước, quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành trong việc xuất nhập khẩu nồi hơi, bình chịu áp lực.
c, Quyết định tạm thời đình chỉ việc chế tạo, xuất xưởng; mua bán; lắp đặt, sửa chữa những nồi hơi, bình chịu áp lực có vi phạm các quy định của Nhà nước, quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Cơ sở chỉ được thực hiện tiếp công việc sau khi đã khắc phục các vi phạm và có văn bản bãi bỏ quyết định tạm thời đình chỉ của chính cơ quan Thanh tra Nhà nước về Lao động;
d, Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động hoặc quá hạn kiểm định, cơ sở được tiếp tục sử dụng sau khi có văn bản bãi bỏ quyết định tạm thời đình chỉ của chính cơ quan Thanh tra Nhà nước về Lao động.
Trong quyết tạm thời định đình chỉ nói tại Tiết c, d Khoản 2 của Điều này Thanh tra Nhà nước về Lao động phải ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ và các biện pháp khắc phục để cơ sở thực hiện đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có trách nhiệm liên quan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
e, Yêu cầu kiểm định trước thời hạn những nồi hơi, bình chịu áp lực khi phát hiện những thiếu sót mà thiết bị đó không thể đảm bảo làm việc an toàn đến hết thời hạn đã được ấn định.
f, Yêu cầu chủ cơ sở sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực chuyển làm công tác khác hoặc đào tạo, huấn luyện lại những người quản lý hoặc vận hành khi xét thấy trình độ chuyên môn của họ quá yếu, không đảm bảo các yêu cầu về quản lý và vận hành an toàn.
g, Đình chỉ việc kiểm định khi phát hiện kiểm định viên vi phạm tiêu chuẩn, Quy chuẩn về an toàn lao động và quy trình kiểm định, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm định quản lý kiểm định viên đó biết.
Theo đó, trong quá trình thanh tra, Thanh tra Nhà nước về lao động có quyền yêu cầu kiểm định trước thời hạn những nồi hơi, bình chịu áp lực khi phát hiện những thiếu sót mà thiết bị đó không thể đảm bảo làm việc an toàn đến hết thời hạn đã được ấn định.
Người ra quyết định thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực phải làm gì khi kết thúc thanh tra? (Hình từ Internet)
Người ra quyết định thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực phải làm gì khi kết thúc thanh tra?
Tại tiểu mục 7.1.4 Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
Thanh tra, kiểm tra và điều tra sự cố
...
7.1.3. Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên lao động có thể cộng tác với các chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề về lĩnh vực liên quan. Trong quá trình thanh tra phải có mặt của chủ cơ sở (hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền), người trực tiếp quản lý và vận hành .
7.1.4. Kết thúc thanh tra, người ra quyết định thanh tra công bố kết luận thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra để cơ sở khắc phục các thiếu sót, thực hiện các quyết định, kiến nghị trong các kết luận thanh tra.
7.1.5. Cơ sở có trách nhiệm thi hành các quyết định, kiến nghị trong kết luận thanh tra. Nếu chưa nhất trí thì được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ giải quyết vẫn phải thi hành quyết định, kiến nghị trong kết luận thanh tra.
...
Như vậy, khi kết thúc thanh tra, người ra quyết định thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực phải công bố kết luận thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra để cơ sở khắc phục các thiếu sót, thực hiện các quyết định, kiến nghị trong các kết luận thanh tra.
Khi sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực cần phải tuân theo những quy định gì?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
4. Quy định về lắp đặt, sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực
...
4.2. Những quy định về sửa chữa nồi hơi , bình chịu áp lực
4.2.1. Người sở hữu nồi hơi, bình chịu áp lực phải căn cứ vào tình trạng sử dụng an toàn của các thiết bị theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hoặc của người chế tạo để xây dựng kế hoạch kiểm tra, sửa chữa thiết bị nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng.
4.2.2. Người tiến hành công việc sửa chữa phải lập phương án, quy trình sửa chữa và các biện pháp an toàn kèm theo.
4.2.3. Khi sửa chữa các bộ phận chịu áp lực phải được tiến hành theo quy trình sửa chữa đã được lập cùng với các biện pháp an toàn.
4.2.4. Đối với các bình chịu áp lực bình làm việc với các môi chất độc phải tiến hành thu hồi, khử độc theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn. Nghiêm cấm xả môi chất độc ra môi trường. Các bình làm việc với các môi chất có thể gây cháy nổ phải tiến hành làm sạch, đuổi khí theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn và phải kiểm tra đạt nồng độ an toàn trước khi sửa chữa.
4.2.5. Khi sửa chữa chỉ được thay thế vật liệu, chi tiết chịu áp lực bằng vật liệu, chi tiết có tính chất và chất lượng tương đương.
4.2.6. Khi sửa chữa các bộ phận bên trong của nồi hơi, bình chịu áp lực phải tuân thủ các quy định về an toàn điện hạ áp; đèn điện dùng để chiếu sáng có điện áp không quá 12V.
Cấm dùng đèn dầu hoả và các đèn khác có chất dễ bốc cháy.
4.2.7. Mọi công việc lắp đặt, sửa chữa có liên quan đến hàn các chi tiết chịu áp lực phải do thợ hàn có giấy chứng nhận hàn áp lực (được quy định tại Điều 8.3 của Quy chuẩn này) thực hiện. Số lượng mối hàn, phương pháp và mức độ kiểm tra thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành
4.2.8. Khi hoàn thành việc sửa chữa, người sửa chữa nồi hơi, bình chịu áp lực phải ghi rõ ngày tháng năm sửa chữa, lý do và kết quả sửa chữa vào lý lịch của thiết bị.
Như vậy, khi sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực cần phải tuân theo những quy định nêu trên.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?