Có được bố trí người dưới 18 tuổi vào vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực hay không?
- Có được bố trí người dưới 18 tuổi vào vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực hay không?
- Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ cho người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực được thực hiện theo hình thức nào?
- Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ cho người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực bao gồm những nội dung gì?
Có được bố trí người dưới 18 tuổi vào vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực hay không?
Tại tiểu mục 5.1.8 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
5. Quy định về quản lý, sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực
5.1 Quy định chung
...
5.1.8. Chỉ được bố trí người từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ; đã qua đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ (theo quy định tại Điều 8.1 của Quy chuẩn này), được huấn luyện an toàn có kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn, được chủ cơ sở cấp thẻ an toàn lao động và giao nhiệm vụ bằng văn bản vào vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực.
5.1.9. Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải tổ chức huấn luyện người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực đúng quy trình vận hành đã được ban hành. Khi có sự thay đổi về đặc tính, thông số kỹ thuật thì phải sửa, bổ sung ban hành quy trình vận hành và huấn luyện lại cho người vận hành theo quy trình vận hành mới, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu mới bố trí họ trở lại vận hành.
5.1.10. Phải tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch lại người vận hành nồi hơi, bình áp lực đã nghỉ vận hành liên tục quá 12 tháng hoặc chuyển sang vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực khác loại.
5.1.11. Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải tuân thủ đầy đủ các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đã được ban hành và huấn luyện; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.
5.1.12. Cấm chèn, hãm van an toàn và điều chỉnh thông số thiết bị bảo vệ của nồi hơi, bình chịu áp lực trong khi đang vận hành và trong chu kỳ vận hành.
...
Theo đó, chỉ được bố trí người từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ; đã qua đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ được huấn luyện an toàn có kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn, được chủ cơ sở cấp thẻ an toàn lao động và giao nhiệm vụ bằng văn bản vào vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực.
Có được bố trí người dưới 18 tuổi vào vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực hay không? (Hình từ Internet)
Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ cho người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực được thực hiện theo hình thức nào?
Tại tiểu mục 8.1.1 Mục 8 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
8. Quy định về người quản lý, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực và thợ hàn áp lực
8.1. Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ nêu tại Điều 5.1.8 của Quy chuẩn này được quy định như sau:
8.1.1.Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ được thực hiện dưới các hình thức:
+ Đào tạo qua các trường chuyên ngành, cơ sở dậy nghề, trung tâm huấn luyện, cơ quan kiểm định, cơ sở chế tạo;
+ Đào tạo, huấn luyện tại cơ sở; mở lớp tập trung hoặc trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt, vận hành thử nghiệm nồi hơi, bình chịu áp lực.
...
Theo đó, việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ cho người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực được thực hiện theo 2 hình thức sau:
- Đào tạo qua các trường chuyên ngành, cơ sở dậy nghề, trung tâm huấn luyện, cơ quan kiểm định, cơ sở chế tạo;
- Đào tạo, huấn luyện tại cơ sở; mở lớp tập trung hoặc trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt, vận hành thử nghiệm nồi hơi, bình chịu áp lực.
Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ cho người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực bao gồm những nội dung gì?
Tại tiểu mục 8.1.2 Mục 8 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
8. Quy định về người quản lý, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực và thợ hàn áp lực
8.1. Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ nêu tại Điều 5.1.8 của Quy chuẩn này được quy định như sau:
...
8.1.2. Nội dung đào tạo:
+ Kiến thức cơ bản về nồi hơi, bình chịu áp lực, chuyên sâu về thiết bị được vận hành;
+ Thực tập thực tế kỹ năng vận hành, xử lý sự cố thường gặp;
+ Kiểm tra, sát hạch.
8.1.3. Cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, giấy chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ:
+ Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy nghề.
+ Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có chứng chỉ nghề
+ Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 của Quy chuẩn này và người vận hanh bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ.
...
Theo đó. việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ cho người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực bao gồm những nội dung sau:
- Kiến thức cơ bản về nồi hơi, bình chịu áp lực, chuyên sâu về thiết bị được vận hành;
- Thực tập thực tế kỹ năng vận hành, xử lý sự cố thường gặp;
- Kiểm tra, sát hạch.











- Chính thức: Hồ sơ hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, nghỉ thôi việc mới nhất tại Công văn 1767 năm 2025 gồm giấy tờ nào?
- Tiếp tục áp dụng mức tăng lương hưu hơn 15% trong năm 2025, mức tăng lương hưu mới được đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi hơn có đúng không?
- Danh sách cán bộ công chức nghỉ tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội được các cơ quan, tổ chức thực hiện như thế nào cho đến cuối năm nay?
- Đồng ý tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức với mức trích bằng bao nhiêu lần của quỹ lương cơ bản tại khu vực Thủ đô?
- Quyết định mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng là mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương đồng thời đảm bảo không thấp hơn mức lương hiện hưởng, cụ thể thế nào?