Người phụ trách khu vực đổ thải khi khai thác đá phải thực hiện công việc gì hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa?

Cho tôi hỏi để đảm bảo an toàn khi làm việc thì người phụ trách khu vực đổ thải khi khai thác đá phải thực hiện công việc gì hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa? Câu hỏi của anh N.D.T (Vĩnh Phúc)

Người phụ trách khu vực đổ thải khi khai thác đá phải thực hiện công việc gì hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa?

Căn cứ Điều 14 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

An toàn bãi thải
1. Các mỏ khai thác đá phải có bãi thải để chứa đất đá loại bỏ. Nhà cửa, công trình trong phạm vi bãi thải và ở những vị trí đất đá có thể lăn tới phải được di chuyển ra vị trí an toàn. Trong phạm vi nguy hiểm do đá lăn phải có rào chắn hoặc có biển cấm người, súc vật và phương tiện qua lại.
2. Khi bố trí bãi thải ở khe núi hoặc thung lũng phải làm trước những công trình thoát nước mưa và nước lũ.
3. Bãi thải ở phần đất chưa ổn định phải có độ dốc vào phía trong ít nhất là 20. Mặt ngoài của bãi thải phải để lại bờ cao ít nhất là 0,5m, rộng ít nhất là 0,7m.
4. Nếu thải đất đá bằng ôtô phải có người đứng ở đầu bãi thải để điều khiển cho xe đổ đúng vị trí quy định.
Các bãi thải phải đủ diện tích để ôtô đổ thải, máy gạt làm việc và đủ bán kính quay vòng xe, đảm bảo các thiết bị hoạt động an toàn.
5. Nếu thải đất đá bằng goòng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
5.1. Ray ngoài của đường đổ đất đá phải cao hơn ray trong từ 20 - 30 mm;
5.2. Cuối đường ray phải bắt vòng vào phía trong bãi thải và có cơ cấu chắn không cho xe vượt qua. Đoạn ray với chiều dài không nhỏ hơn 100m tính từ điểm mút đường ray cụt trở vào phải có độ dốc lên hướng về phía điểm mút ít nhất là năm phần nghìn (5‰);
5.3. Tại các ngáng chắn phải đặt biển báo, phải có đèn chiếu sáng;
5.4. Hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa, người phụ trách khu vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra tuyến đường ray ra bãi thải. Nếu thấy có hiện tượng sụt lún hay nứt nẻ thì phải đình chỉ ngay việc cho phương tiện qua lại và tiến hành sửa chữa kịp thời;
5.5. Khi chuyển tuyến đường ray đến vị trí mới, người phụ trách khu vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra trên toàn tuyến. Chỉ khi mọi yếu tố kỹ thuật và an toàn đã được đảm bảo mới cho phép đưa tuyến đường vào hoạt động.
6. Bãi thải phải được dọn sạch, gạt phẳng, khi làm việc ban đêm phải có chiếu sáng đầy đủ.
7. Phải có hệ thống thu gom nước chảy tràn vào hồ lắng.

Như vậy, người phụ trách khu vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra tuyến đường ray ra bãi thải hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa.

Nếu thấy có hiện tượng sụt lún hay nứt nẻ thì phải đình chỉ ngay việc cho phương tiện qua lại và tiến hành sửa chữa kịp thời hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa.

Người phụ trách khu vực đổ thải khi khai thác đá phải thực hiện công việc gì hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa?

Người phụ trách khu vực đổ thải khi khai thác đá phải thực hiện công việc gì hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa? (Hình từ Internet)

Chăm sóc sức khỏe người lao động khi làm công việc khai thác ra sao?

Căn cứ Điều 30 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

Chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Khám sức khoẻ
1.1. Người lao động phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi được giao việc ở mỏ lần đầu tiên. Khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần đối với lao động bình thường, 6 tháng một lần với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm như thợ khoan, lái xe, người lao động làm việc ở những nơi vận chuyển nguyên vật liệu hay có chứa yếu tố độc hại cho sức khoẻ trong quá trình vận chuyển.
1.2. Người lao động trực tiếp tiếp xúc với bụi đá phải được định kỳ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nếu bị bệnh nghề nghiệp thì phải tổ chức chăm sóc, điều dưỡng phục hồi khả năng lao động và bố trí công việc khác phù hợp.
1.3. Người bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không thể làm được những công việc thường ngày phải được phép nghỉ làm việc.
2. Trạm y tế
Người sử dụng lao động lập trạm y tế, bố trí cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với một cơ sở y tế gần nhất để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu những tai nạn khi cần.
3. Tủ thuốc
Trên công trường khai thác đá và trong các khu vực sản xuất, chế biến đá phải có tủ thuốc chứa những trang thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho sơ cứu và để ở nơi mọi người có thể dễ dàng tiếp cận khi cần.
4. Sơ cứu, cấp cứu
Người lao động và người giám sát phải được huấn luyện sơ cấp cứu và biết sơ cấp cứu ban đầu cho những người bị thương.

Như vậy, người lao động làm các công việc khai thác và chế biến đá sẽ được chăm sóc sức khỏe theo quy định trên.

Người sử dụng lao động làm công việc khai thác đá phải đảm bảo nước uống như thế nào?

Căn cứ Điều 31 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

Đảm bảo các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Nước uống
1.1. Công nhân mỏ không được uống trực tiếp nước mỏ.
1.2. Trong thời gian lao động, cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch tại tất cả các địa điểm làm việc chính.
1.3. Thùng chứa nước uống phải được che bụi và luôn đậy nắp khi không sử dụng. Không được để nước uống bị nhiễm bẩn.
2. Vệ sinh thực phẩm
2.1. Không được cất giữ thức ăn hoặc tổ chức ăn, uống ở những nơi tiếp xúc với các chất, khí hoặc bụi độc hại.
2.2. Thức ăn phải được cất giữ ở những nơi sạch sẽ và có lán che.
3. Nơi thay quần áo và tắm giặt
3.1. Người chủ mỏ phải cung cấp các điều kiện đầy đủ tại khu vực mỏ để người lao động có thể thay, cất giữ, giặt quần áo và tắm.
3.2. Nước tắm giặt dành cho công nhân mỏ phải sạch và không bị nhiễm nước thải của công trường.
3.3. Nước thải chỉ được dẫn thẳng ra hệ thống thoát nước sau khi đã xử lý.
3.4. Phải có nơi thay quần áo, tắm giặt riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.
4. Nhà vệ sinh
Người chủ mỏ phải đảm bảo ở công trường của các mỏ lộ thiên có đủ nhà vệ sinh cũng như đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ và được tẩy uế thường xuyên. Không được sử dụng những khu vực khác vào mục đích thay thế nhà vệ sinh.

Như vậy, khi sử dụng lao động làm công việc khai thác đá cho mình thì người sử dụng lao động phải bảo đảm an toàn về nước uống như sau:

- Công nhân mỏ không được uống trực tiếp nước mỏ.

- Trong thời gian lao động, cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch tại tất cả các địa điểm làm việc chính.

- Thùng chứa nước uống phải được che bụi và luôn đậy nắp khi không sử dụng. Không được để nước uống bị nhiễm bẩn.

An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tại nơi làm việc thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty có phải hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động có phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ cử người giám sát thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp?
Lao động tiền lương
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải làm gì để cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thế nào về an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Để bảo đảm an toàn lao động khi cấp dỡ tải đối với toa xe trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn lao động
593 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào