Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?
Căn cứ Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Căn cứ Điều 13 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện vay vốn, cụ thể như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Theo đó, người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án.
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cần chuẩn bị hồ sơ gì? (Hình từ Internet)
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Lập hồ sơ vay vốn
1. Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
2. Hồ sơ vay vốn:
a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có);
- Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu có).
...
Theo đó, người lao động cần chuẩn bị giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Tải mẫu Giấy đề nghị vay vốn: Tại đây.
Hướng dẫn điền mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm mới nhất cho người lao động, cụ thể ra sao?
Người làm đề nghị điền mẫu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP theo hướng dẫn sau:
(1) Địa điểm của Ngân hàng chính sách xã hội gửi giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ
(2) Trường hợp đề nghị vay vốn tại nơi thường trú thì ghi thông tin nơi thường trú; trường hợp đề nghị vay vốn tại nơi tạm trú thì ghi thông tin nơi tạm trú.
(3) Tích vào ô trống tương ứng đối tượng ưu tiên (nếu có), bao gồm:
- Người khuyết tật theo Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(4) Ghi rõ tên dự án và trình bày ngắn gọn mục đích của dự án đó
(5) Ghi rõ địa chỉ, địa điểm, nơi thực hiện dự án
(6) Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cụ thể:
- Lao động nữ (nếu có)
- Lao động là người khuyết tật (nếu có)
- Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có)
(7) Tổng số tiền sẵn có để thực hiện dự án hỗ trợ việc làm cho người lao động
(8) Khoản tiền sẽ đề nghị vay từ ngân sách chính sách xã hội
(9) Liệt kê và ghi rõ mục đích số tiền vay cho từng đầu việc cụ thể
(10) Xác định rõ thời hạn vay (số tháng), tháng nào trả gốc, tháng nào trả lãi.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?