Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì có được nhận trợ cấp thôi việc không?

Cho tôi hỏi người lao động có được nhận trợ cấp thôi việc khi tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng hay không? Câu hỏi của anh Tiến (Lâm Đồng).

Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì có được nhận trợ cấp thôi việc không?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
...

Dẫn chiếu đến điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
...

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc trong trường hợp này.

Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì có được nhận trợ cấp thôi việc không?

Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì có được nhận trợ cấp thôi việc không? (Hình từ Internet)

Người lao động nghỉ việc được coi là có lý do chính đáng khi nào?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, người lao động nghỉ việc được xem là có lý do chính đáng khi nghỉ trong khoảng thời gian thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là những khoảng thời gian nào?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
...

Như vậy, thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc bao gồm những khoảng thời gian sau:

- Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;

- Thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

- Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;

- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân mà được người sử dụng lao động trả lương;

- Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

- Thời gian nghỉ hằng tuần;

- Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động

- Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Trợ cấp thôi việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc có được miễn án phí Tòa án không?
Lao động tiền lương
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được nhận trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
Lao động tiền lương
08 trường hợp người lao động nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc có phải đóng tiền tạm ứng án phí không?
Lao động tiền lương
Thời gian nào không được dùng để tính hưởng trợ cấp thôi việc?
Lao động tiền lương
Lao động thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc hay không?
Lao động tiền lương
Chấm dứt hợp đồng nhưng không được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Tính trợ cấp thôi việc cho người lao động trong những khoảng thời gian nào?
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc có tính những tháng lẻ hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp thôi việc
12,112 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp thôi việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào