Người lao động nghỉ việc muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ ở đâu?
Người lao động nghỉ việc muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ ở đâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 như sau:
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Và theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết như sau:
Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, người lao động làm việc tại TP.HCM hoàn toàn có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại Ninh Thuận. Bên cạnh đó, cần lưu ý phải nộp hồ sơ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc để được giải quyết.
Tuy nhiên, nếu trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp ít nhất 1 tháng tại trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM thì theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP.HCM ít nhất 1 tháng trở lên, nếu muốn nhận tiếp trợ cấp thất nghiệp tại Ninh Thuận thì phải thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động nghỉ việc muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ ở đâu? Hồ sơ đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thủ tục đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là như thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
Bước 1: Người lao động làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn yêu cầu của bạn, trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho bạn.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho bạn, trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn chuyển đi sẽ gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho BHXH cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp của bạn.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị BHXH cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động trong thời gian chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 5: Tổ chức bảo hiểm xã hội tại nơi bạn chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho bạn.











- Nghị định 178: Chính thức mức hưởng lương hưu là 75% khi nghỉ hưu trước tuổi áp dụng cho đối tượng đóng BHXH bắt buộc bao nhiêu năm?
- Nghị định 29 về tinh giản biên chế: Quyết định thực hiện tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức từ nguồn kinh phí nào?
- Các khoản tiền chính thức sau khi bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất là gì?
- Ngày 1 5 2025 là ngày bao nhiêu âm? Trả lương như thế nào nếu người lao động đi làm vào ngày 1 5?
- Bao nhiêu tỉnh tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam 30 4 theo Hướng dẫn 01? Có bắt buộc phải thưởng cho người lao động vào ngày lễ 30 4 và ngày 1 5 không?